Thiên Ma

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Thiên Ma: (Rhizoma Gastrodiae elatae) + Tên khác: Thiên ma còn gọi là Định phong thảo, Thần thảo, Vô phong tự động thảo, Chân tiên thảo, Minh thiên ma, Hợp ly Thiên ma. + Cây thuốc: Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt, kỳ lạ, khác hẳn với các loài thực vật khác, đó là không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ, rễ thẳng đứng giống hình chân người vì vậy còn được gọi là “cây mũi tên đỏ”. Khi đào gốc lên thấy có những thân ngầm, hình dạng giống củ khoai tây. Nếu củ to có thể bằng quả trứng nhưng không có rễ. Thân...

1. Thiên Ma: (Rhizoma Gastrodiae elatae)

+ Tên khác: Thiên ma còn gọi là Định phong thảo, Thần thảo, Vô phong tự động thảo, Chân tiên thảo, Minh thiên ma, Hợp ly Thiên ma.

+ Cây thuốc: Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt, kỳ lạ, khác hẳn với các loài thực vật khác, đó là không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ, rễ thẳng đứng giống hình chân người vì vậy còn được gọi là “cây mũi tên đỏ”. Khi đào gốc lên thấy có những thân ngầm, hình dạng giống củ khoai tây. Nếu củ to có thể bằng quả trứng nhưng không có rễ. Thân củ đó cho vị thuốc thiên ma. Cây thường mọc ở những nơi ẩm ướt.

+ Dược liệu: Vị thuốc Thiên ma là phần thân rễ hình bầu dục hoặc dạng thanh mỏng, quăn lại và hơi cong queo, dài 3 – 15cm, rộng 1,5 – 6cm, dày 0,5 – 2cm. Mặt ngoài màu trắng đến hơi vàng, hoặc nâu hơi vàng, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tang, đôi khi là những cuống noãn màu nâu hiện ra rõ rệt. Đỉnh dược liệu có những chồi hình mỏ vẹt, màu nâu đỏ đến nâu sẫm hoặc có những vết của thân; phía dưới có một vết sẹo tròn. Chất cứng rắn như sừng, khó bẻ gãy, mặt bẻ tương đối phẳng, màu trắng hơi vàng đến màu nâu. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

+ Phân bố: Dược liệu nhập từ Trung Quốc.

+ Xuất Xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Củ, rễ của cây Thiên ma (Gastrodia elata Bl.), họ Lan (Orchidaceae).

2. Thu hái - sơ chế:

+ Rễ củ đào vào mùa đông hoặc mùa xuân. Loại bỏ vỏ rễ, rửa sạch, luộc hoặc hầm và nướng ngâm nước và thái thành lát.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

-  Rửa sạch, để ráo, tẩm nhiều rượu, ủ 3 ngày đêm, mềm rồi bào, sấy nhẹ lửa cho khô.

+ Theo Trung y:

-  Lấy thiên ma 1kg để vào trong một cái bình; lấy tật lê 0,300 kg sao nóng đổ lên trên, đậy 3 lớp giấy cho kín trong 2 giờ rồi lấy tật lê ra, sao lại đổ trên, đậy kín như trước. Làm như vậy 7 lần, dùng vải lau cho hết mồ hôi, thái nhỏ sấy khô tán bột dùng trị phong tê (Lôi Công bào chế).

-  Rửa sạch gói vào giấy, tẩm nước cho ướt, lùi vào lửa trấu mà nướng chín; lấy ra thái lát, tẩm rượu một đêm, sấy khô. Trị can kinh, phong hư (Lý Thời Trân).

Bảo quản:

+ Cần để nơi khô ráo vì dễ bị sâu, mọt, mốc. Nếu mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh. Bào chế rồi đậy kín.

4. Thành phần:

+ Thiên ma có chứa Gastrodin, gastrodioside, vannillyl, alcohol, vanillin, alkaloid, vitamin A.

+ Gần đây chứng minh: Thiên ma tố (Gastrodin) là thành phần có hiệu lực chủ yếu và đã chế nhân tạo được.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, tính bình.

Quy kinh: Quy kinh vào can.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thiên ma có tác dụng an thần chống co giật.

+ Thuốc có tác dụng làm giảm đau, tác dụng giảm đau của loại mọc hoang mạnh hơn loại trồng. Thuốc chích Thiên ma và loại do nhân tạo cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng kháng viêm.

+ Thiên ma làm tăng cường lưu lượng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch máu, làm gĩan mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, nâng cao sức chịu đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm.

Polysaccharide của Thiên ma có hoạt tính miễn dịch.

Tác dụng:

+ Trừ phong nội sinh và chống co thắt; ôn hoà gan và kiềm dương.

    Chủ trị:

    + Trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (can phong huyền vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp.

    7. Kiêng kỵ: Không sử dụng cho người âm hư, không phải trúng phong.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị suy nhược thần kinh và đau đầu do mạch máu: Tác giả dùng chất chiết xuất Thiên ma tố trị suy nhược thần kinh 156 ca, đau đầu do mạch máu 72 ca đều có kết quả tốt (Tạp chí thần kinh tinh thần Trung quốc 1986,5:265).

    + Trị đau thần kinh: Lý Cung và cộng sự dùng dịch chích Thiên ma 50% chích bắp mỗi lần 2 - 4ml, ngày 2 - 3 lần, 20 ngày là 1 liệu trình. Đã trị các loại bệnh nhân: đau đầu do mạch máu 162 ca, đau dây thần kinh tam thoa 130 ca, đau thần kinh hông 148 ca, viêm đa thần kinh do nhiễm độc 20 ca, điều trị 1 - 2 liệu trình. Tỷ lệ giảm đau 91,36 - 95% (Học báo của Y học viện Cát lâm 1982,1:28).

    + Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt: Thiên ma hoàn: Thiên ma 15g, Xuyên khung 5g, chế thành hoàn, mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 3 lần.

    + Trị đau khớp, chân tay tê dại: Ngưu tất 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 3g, Nhũ hương 5g, tán bột mịn hồ làm hoàn hoặc sắc uống.

    + Trị đau khớp do phong hàn thấp (Thiên ma hoàn): Thiên ma, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tỳ giải, Phụ tử, Đương qui, Sinh địa đều 10g, Huyền sâm 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.