Thiên Nam Tinh (Nam Tinh)

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Thiên Nam Tinh: (Rhizoma Arisaematis) + Tên khác: Đởm nam tinh, Đảm nam tinh, Nam tinh không lông, Củ nưa. + Cây thuốc: Thiên nam tinh là cây thảo sống lâu năm cao 40-80cm. Củ tròn tròn đường kính 4-5cm, mang nhiều rễ con. Thường chỉ có 1 lá duy nhất mọc thẳng từ củ, có cuống dài 25cm, xẻ thành nhiều thùy (10-13) hình mác hẹp; đầu có đuôi. Cụm hoa là một bông mo không phân nhánh, màu tím nhạt, mang nhiều hoa không cuống. Quả mọng, màu đỏ tươi. Hoa tháng 3-6. + Dược liệu: Củ hình cầu dẹt, dày 1-2cm, đường kính 1,5-1,6cm. Mặt...

1. Thiên Nam Tinh: (Rhizoma Arisaematis)

+ Tên khác: Đởm nam tinh, Đảm nam tinh, Nam tinh không lông, Củ nưa.

+ Cây thuốc: Thiên nam tinh là cây thảo sống lâu năm cao 40-80cm. Củ tròn tròn đường kính 4-5cm, mang nhiều rễ con. Thường chỉ có 1 lá duy nhất mọc thẳng từ củ, có cuống dài 25cm, xẻ thành nhiều thùy (10-13) hình mác hẹp; đầu có đuôi. Cụm hoa là một bông mo không phân nhánh, màu tím nhạt, mang nhiều hoa không cuống. Quả mọng, màu đỏ tươi. Hoa tháng 3-6.

+ Dược liệu: Củ hình cầu dẹt, dày 1-2cm, đường kính 1,5-1,6cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc nâu nhạt, tương đối nhẵn bóng,một số củ lại nhăn nheo. Xung quanh có những chấm nhỏ la vết của rễ con. Có khi quanh vết lõm gốc thân có các chồi thân rễ nhỏ hình cầu dẹt. Chất cứng rắn, khó bẻ, mặt bẻ phẳng, màu trắng, có tinh bột , có mùi hơi cay nhẹ, vị cay tê.

+ Phân bố: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai (Sapa), Lâm Ðồng (Ðơn Dương).

+ Xuất Xứ: Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Thân, rễ củ được đào vào mùa thu hoặc mùa đông.

2. Thu hái - sơ chế:

+  Thu hái rễ vào mùa thu đông khi cây tàn, loại bỏ rễ con. Sau khi bỏ rễ xơ và vỏ rễ phơi khô dưới nắng và thái thành lát mỏng.

3. Bào chế - bao quản:

Bào chế:

+ Đồ chín phơi khô ta gọi là Sinh nam tinh. Khi dùng, ngâm mềm, thái mỏng rồi ngâm nước có phèn và gừng, phơi khô, tẩm nước gừng, sao thơm (làm cho hết ngứa hay còn ngứa ít mới dùng), ta được Chế nam tinh. Nếu tẩm với mật bò thì được Ðởm nam tinh.

Bảo quản:

+ Rất dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. 

4. Thành phần:

+ Tinh bột, saponin, chất nhày.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị đắng, cay và tính ấm.

Quy kinh: 

+ Vào kinh phế, can, vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng:

+ Táo thấp, hóa đàm, khu phong, tán kết, tán ứ, giảm đau.

    Chủ trị:

    + Ngoan đàm ho, phong tật chóng mặt,trúng phong đờm nghẽn, liệt mặt. bại liệt nửa người, động kinh, co giật, uốn ván. 

    + Dùng sống trị ung thũng , rắn cắn, côn trùng cắn.

    7. Kiêng kỵ:

    + Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Ho đàm ẩm: Biểu hiện như đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với bán hạ, trần bì và chỉ thực dưới dạng đạo đàm thang.

    + Nhiệt đàm ở phổi: Biểu hiện như ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với hoàng cầm và thiên hoa phấn.

    + Đàm phong: Biểu hiện như hoa mắt, Chóng mặt, tiếng lạch cạch ở trong khí quản, liệt mặt, co giật và cơn co giật kiểu uốn ván: dùng phối hợp với bán hạ, thiên ma và bạch phụ tử.