Thổ Phục Linh

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Thổ Phục Linh: ( Rhizoma smilacis glabrae ) + Tên khác: Củ Khúc khắc, củ Kim cang,Vũ dư lương, Thổ tỳ giải, Sơn kỳ lương. + Cây thuốc: Cây thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây thuốc quý, cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình...

1. Thổ Phục Linh: ( Rhizoma smilacis glabrae )

+ Tên khác: Củ Khúc khắc, củ Kim cang,Vũ dư lương, Thổ tỳ giải, Sơn kỳ lương.

+ Cây thuốc: Cây thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây thuốc quý, cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5-22 cm, đường kính 2-7cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gẫy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.

+ Phân bố: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Ðài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo lên các lùm bụi, phổ biến từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng, Khánh Hoà, Bình Thuận.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Thân rễ.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông.

Người ta đào lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng, phơi khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn. Có nơi lại để nguyên củ phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

–   Rửa sạch, ủ hai ba ngày cho mềm, thái hoặc bào mỏng độ 2 ly. Phơi khô (thường dùng).

–   Nấu thành cao lỏng (1ml = 5g dược liệu).

Làm bột: rửa sạch, ủ mềm, giã nhỏ, hòa với nước rồi chắt lấy nước, để lắng, gạn lấy bột, làm nhiều lần như vậy. Bột đem sấy khô.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, chống ẩm,mọt, mốc, năng phơi sấy.

4. Thành phần:

+ Saponins, tannin, resin.

 + Theo Trung quốc thổ nông dược chí thì trong thổ phục linh có saponin, tamin, chất nhựa.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị ngọt, nhạt, tính bình.

Quy kinh: 

+ Vào kinh can, vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thổ phục linh có tác dụng giải độc gossipol. Thanh nhiệt giải độc trừ thấp, lợi khớp, chủ trị chứng giang mai, ung chàm lở, nhiệt lâm.

Tác dụng:

+ Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt,giải độc do thủy ngân. Chữa đau xương, ác sang ung thũng.

Hiện nay Thổ phục linh là một vị thuốc: Được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.

    Chủ trị:

    + Chữa tiêu hoá không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang, phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương, tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai, giải độc thuỷ ngân và bạc.

    7. Kiêng kỵ:

    + Thổ phục linh kỵ trà (chè). Thời gian uống thuốc không uống trà vì có thể gây rụng tóc.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa đau bụng kinh:

    - Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Thương truật 15g, Tiểu hồi hương 10g, Đương qui 10g, Xuyên khung 10g, Ngũ linh chi 10g, Xích thược 10g, Một dược 10g, ích mẫu thảo 15g, sắc nước uống trước kỳ kinh 3 ngày, uống liên tiếp 7 thang. Thường sau 4 kỳ kinh thì khỏi.

    Theo YHCT, hàn thấp tà nhập bào cung, gây khí huyết ứ trệ. Thổ phục linh có tác dụng trừ thấp, phối hợp với Thương truật, Tiểu hồi hương ôn kinh tán hàn, cùng các vị thuốc hoạt huyết trục ứ phá trệ, toàn bài thuốc có tác dụng khư thấp, tán hàn, hoạt huyết mà khỏi đau bụng kinh.

    + Chữa u nang buồng trứng:

    Bài thuốc: Thổ phục linh 30g, Hoàng bá 15g, Hạ khô thảo 15g, Bào sơn xuyên giáp 10g, Hải tảo 15g, Mẫu lệ 30g, Hương phụ 15g, Đương qui 15g, Đan sâm 15g, Trạch tả 190g, Ngưu tất 10g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.

    Theo YHCT, u nang buồng trứng thuộc phạm trù “chứng tích”, do phụ nữ bụng dưới can kinh khí trệ, thấp nhiệt uẩn kết, khí trệ huyết ứ, thuỷ ẩm đình tụ mà sinh ra. Trong bài thuốc, Thổ phục linh, Xuyên sơn giáp, Hạ khô thảo, Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giải độc; Hải tảo, Mẫu lệ có tác dụng nhuyễn kiên tán kết; Hương phụ lý khí giải uất; Đương qui, Đan sâm hoạt huyết hoá ứ; Trạch tả trợ giúp Thổ phục linh lợi thuỷ tiêu tích; Ngưu tất vừa hoạt huyết, vừa dẫn các thuốc đi xuống, toàn bài thuốc phối hợp có tác dụng giải độc, hoạt huyết, hoá ứ, lợi thuỷ tiêu tích, do đó mà khỏi được bệnh.

    + Trị rôm mùa hè: Lấy 30g Thổ phục linh, sắc lấy nước, để ấm, lấy khăn sạch thấm nước thuốc bôi lên chỗ rôm, mỗi ngày 3 – 5 lần. Lại lấy lượng nước thuốc vừa đủ, thêm vào nước uống mà tắm, mỗi ngày một lần, liên tục 3 – 5 ngày.

    + Trị eczema: Nghiền Thổ phục linh thành bột mịn, đắp lên chỗ đau, mỗi ngày 3-5 lần, liên tục 5 ngày.

    Trẻ em là “thuần dương chi thể”, ý nói ở trẻ em dương khí thịnh, hoả nhiệt nội uẩn phát tán ra ngoài. Cho nên, bệnh ngoài da ở trẻ em thường là do tà độc thấp nhiệt kết ở da. Thổ phục linh trị được bệnh do có tác dụng giải độc, lợi thấp.

    + Tiêu độc, trị hầu cam, giang mai độc, ung nhọt kết mủ, các khớp co rút, đau: Thành phần bài thuốc: Thổ phục linh 80- 120g. Sắc với 600ml nước còn 200ml uống từ từ bất kỳ lúc nào...

    + Chữa viêm khớp dạng thấp: Khớp sưng nóng, đỏ, đau, hay xuất hiện đối xứng, cự án, ngày nhẹ đờm nặng, co duỗi cử động khó khăn, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch hoạt sác.

    Bài thuốc: Ý dĩ 12g, Thạch cao 20g, Thương truật 8g, Liên kiều 12g, Thổ phục linh 20g, Kê huyết đằng 16g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Cam thảo 6g, Ké 20g, Đan sâm 12g, Quế chi 8g, Tang chi 12g, Phòng phong 12g, Hi thiêm 20g, Tỳ giải 16g, Ngân hoa 16g, Ngạch mễ 20g, Bạch thược 12g.