Thủ Cung (Thạch Sùng)

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Thủ Cung (Thạch Sùng): (Geckonidae) + Tên khác: Mối rách, thạch sùng, thiên long, bích cung, hát hổ, bích hổ, thạch sùng. + Con thạch sùng: Thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đâu ở tường và trần nhà. Thông thường nhất có con thạch sùng Hemidactylus frenatus schlegel. Con này toàn thân dài chừng 8-12cm, trông giống con tắc kè hay con thằn lằn nhưng nhỏ hơn, mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra khỏi miệng để bắt những con sâu bọ như ruồi, muỗi nhện mà ăn. Thân nhẵn hay hơi có vẩy rất nhỏ, lưng màu tro hay tro...

1. Thủ Cung (Thạch Sùng): (Geckonidae)

+ Tên khác: Mối rách, thạch sùng, thiên long, bích cung, hát hổ, bích hổ, thạch sùng.

+ Con thạch sùng: Thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đâu ở tường và trần nhà. Thông thường nhất có con thạch sùng Hemidactylus frenatus schlegel. Con này toàn thân dài chừng 8-12cm, trông giống con tắc kè hay con thằn lằn nhưng nhỏ hơn, mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra khỏi miệng để bắt những con sâu bọ như ruồi, muỗi nhện mà ăn. Thân nhẵn hay hơi có vẩy rất nhỏ, lưng màu tro hay tro vàng, bụng màu trắng 4 chân có màng dính để bám chắc trên tường mà đi, đuôi dài có thể đứt rồi lại mọc lại sau một thời gian. 

+ Phân bố: Con thạch sùng sống hoang khắp nơi ở những vùng nhiệt đới, miền nam Trung Quốc cũng có và cũng được dùng làm thuốc. Dùng toàn con, cả ruột, chú ý bảo vệ lấy đuôi. Nếu bảo quản, cần giữ nơi thật khô ráo vì rất dễ sinh sâu mọt, nên để trong hộp kín có đựng vôi sống, khi vôi tả rồi lại thay vôi khác.

+ Xuất xứ: Trung Quốc,Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Cả con.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào mùa hè thu, vào tối dùng đèn soi bắt bằng tay nắm đầu bóp chết hoặc dội nước sôi, đuôi dùng chỉ buộc đừng để mất đuôi, kẹp tre phơi hay sấy khô. Dùng cả con với ruột làm thuốc.

3. Bào chế - bảo quản:

Bảo quản:

+ Nên chú ý bảo quản tốt để trong hộp kín có đựng vôi sống vì thuốc dễ sinh sâu mọt.

4. Thành phần:

+ Trong thạch sùng có loại chất béo tương tự với Tắc kè, chất này có các thành phần chính sau: lexitin, sphin­gomyelin, lyzolexitin và xephalin, cardiolipin, photphatidylinontola và photphatidylserin.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị hàn mặn, có độc ít.

Quy kinh: 

+  Vào kinh Tâm và can.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Dung dịch của thuốc in vitro có tác dụng ức chế hô hấp tế bào ung thư gan.

+ Có tác dụng ức chế trực khuẩn lao và một số nấm gây bệnh thường gặp.

+ Có tác dụng an thần gây ngủ chống co giật và chống ung thư huyết.

Tác dụng:

+ Tán kết giải độc, chỉ thống, khu phong, định kinh.

Chủ trị:

+ Các chứng: Loa lịch, sang dương, nham thủng (lao hạch, mụn lở loét, ung thư), phong thấp tý thống, phá tương phong (uốn ván), kinh giãn (động kinh).

7. Kiêng kỵ:

+ Dùng ngoài: lượng vừa đủ, tán bột hòa với dầu hoặc nước đắp hoặc tẩm gạc nhét vào lỗ rò, hoặc dùng đuôi Thằn lằn nhét vào.

+ Uống: 2 - 5g sắc uống hoặc cho vào hoàn tán, mỗi lần 1 - 2g hoặc ngâm rượu uống.

+ Chú ý: Một số ít trường hợp sau khi uống họng khô, táo bón, dùng Mạch môn, Quyết minh tử đều 9g sắc uống thay trà thì hết. Tuy Y văn nói có độc nhưng cho bệnh nhân uống không có phản ứng phụ gì rõ rệt ( Chu Lương Xuân, Sách Ứng dụng thuốc loại côn trùng).

+ Dùng ngoài, ngoại trừ một số trường hợp có phản ứng ngứa, nổi ban chẩn, (ngưng thuốc thì hết), không thấy có phản ứng gì có hại ( Báo cáo của Lưu Hữu Hoa, Trung y Hà nam 1984,6:29).

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa lao hạch và hen suyễn: Dùng thạch sùng cho vào chuối hoặc bọc trong lá khoai lang đã hơ nóng cho mềm để dễ nuốt hay dùng thạch sùng sấy khô, tán thành bột mỗi ngày uống nửa phân với rượu; cũng có thể dùng thạch sùng 2 con, hạ khô thảo 6g sấy khô tán bột chia uống 2 lần trong ngày với rượu vàng kết hợp với dùng thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột hoà với dầu vừng bôi lên hạch bị tổn thương.

+ Trị ung sang đau nhiều: Dùng bột thạch sùng trộn với dầu vừng bôi lên tổn thương.

+ Chữa co giật do tâm hư: Dùng thạch sùng sao vàng 1 con tán bột trộn với một chút chu sa và xạ hương uống với nước sắc lá bạc hà.

+ Chứng tay chân liệt bại, đau nhiều: Dùng ngự mễ xác sao mật 1 tiền, trần bì 5 tiền, thạch sùng sao vàng, nhũ hương, một dược và cam thảo mỗi vị 2 tiền 5 phân, tất cả tán thành bột, uống mỗi ngày 3 tiền; hoặc dùng thạch sùng 2 con, địa long 15g, toàn yết (bọ cạp) 9g, ngưu tất 25g, tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

+ Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong): Dùng thạch sùng màu vàng 1 con sấy khô, tán bột uống với nước sắc bạc hà cùng một chút chu sa và xạ hương, kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

+ Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Dùng thạch sùng 10g, ngô công 10g, bạch chỉ 20g, tất cả đem sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

+ Trị nấm da: Dùng thạch sùng 5 con và ngô công (con rết) 5 con đem ngâm với rượu nặng lấy dịch chiết bôi lên tổn thương.

+ Trị cước khí (thấp chẩn): Dùng thạch sùng 2 con đem ngâm với 200ml cồn 90%, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch chiết bôi vào tổn thương…