Thương Lục

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Thương Lục: (Phytolacca acinasa Roxb) + Tên khác: Bạch mẫu kê, Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương. + Cây thuốc: Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn hoặc hơi có cạnh màu xanh lục pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm. Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5 màu trắng. Quả mọng, hình cầu dẹt...

1.Thương Lục: (Phytolacca acinasa Roxb)

+ Tên khác: Bạch mẫu kê, Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương.

+ Cây thuốc: Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn hoặc hơi có cạnh màu xanh lục pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm. Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5 màu trắng. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen. Mùa hoa: Tháng 5 đến tháng 7, mùa quả chín từ tháng 8 đến tháng 10. Cây Thương lục mới di thực vào nước ta từ khoảng 10 năm trở lại đây.

+ Dược liệu: Dược liệu là những phiến mỏng hoặc những mảnh cắt ngang, dọc, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu xám. Những mảnh cắt ngang có hình dạng cong queo, mép ngoài teo lại, đường kính 2 – 8 cm...Mặt cắt ngang màu trắng ngà đến nâu vàng nhạt, gỗ lồi lên tạo thành nhiều vòng đồng tâm. Những lát cắt dọc thường bị cong lên hoặc cuộn lại, dài khoảng 5 – 8 cm, rộng khoảng 1 – 2 cm, có thể thấy những vằn gỗ lồi lên, song song với nhau. Thể chất cứng. mùi thơm nhẹ; vị hơi ngọt sau tê.

+ Phân bố: Nam Mỹ, Trung Mỹ, Đông Nam Á, Việt Nam (Sa Pa, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Thanh Hóa).

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng : Rễ của cây Thương lục - Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), thuộc họ Thương lục - Phytolaccaceae.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Đào rễ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch để nguyên rễ đem phơi trong bóng mát cho đến khi khô. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị nhân sâm nên đem ngâm rễ vào rượu 40 độ có pha mật ong (1kg rễ ngâm với 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho đến khi ngấm đều. Phơi hay sấy khô, hoặc thái mỏng trước khi phơi hay sấy khô.

3. Bào chế - bảo quản :

Bào chế:

+ Đào rễ về, cắt bỏ rễ con rửa sạch, cắt thành lát (miếng), đem phơi khô hay âm can. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi Nhân sâm, đem rễ ngâm vào rượu 40 độ có pha mật ong (1 kg rễ cho vào 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho ngấm đều phơi hay sấy khô làm thuốc. Cũng có cách chế dấm là cho phiến Thương lục vào chảo, cho dấm gạo vào đun cho rễ hút hết dấm sao tiếp cho hơi khô (50kg Thương lục cho 15kg dấm).

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+ Trong rễ thương lục có chất độc phytolaccatoxin C24H30O9 rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymiristinic và chất saponozit.

+ Trong rễ cây Phytolacca decandra vốn sẵn có ở nước ta có tinh bột, đường, một glucozit, tannin, một chất saponozit, gồm chất sáp. Có tác giả còn chiết được một ancaloit gọi là phytolacxin. Trong quả có chất màu anthoxyanozit, axit phytolacxin.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Thương lục vị đắng, tính hàn, có độc.

Quy kinh: 

+  Phế Thận Đại tràng.

+ Theo các sách thuốc cổ: Sách Bản kinh: vị cay bình. Sách Bản thảo cương mục: đắng hàn.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng long đàm: thuốc sắc, tinctura Thương lục hay nước thuốc ngâm đều có tác dụng long đàm, có thể do thuốc trực tiếp lích thích lên đường hô hấp làm cho tuyến thể của niêm mạc tăng tiết nhưng không có tác dụng giảm ho suyễn.

+ Thuốc sắc và thuốc rượu: Thương lục có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lî, cúm, phế song cầu khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da.

+ Thuốc có tác dụng kháng viêm: nước sắc có tác dụng chống ung thư.

+ Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

+ Độc tính của thuốc: Nước ngâm, nước sắc và tinctura Thương lục cho chuột uống, LD 50 phân biệt là 26, 28 và 46,5g/kg. Độc tính của Thương lục đỏ lớn gấp đôi loại Thương lục trắng, cả 2 loại thuốc sắc 2 giờ, độc tính đều giảm rõ rệt.

Tác  dụng:

+  Tiêu thũng tán kết, giảm sưng, tán ứ, lợi niệu trục thủy.

    Chủ trị:

    + Chủ thủy trướng, sán hạ, tý, chườm trị nhọt sưng.

    7. Kiêng kỵ:

    + Không dùng cho phụ nữ có thai. Thuốc có độc, tránh nhầm lẫn với nhân sâm (Củ Thương lục hay được dùng để làm giả Nhân sâm do có mùi hơi tương tự.)

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị phù toàn thân, bụng nước, viêm cầu thận cấp:

    - Rễ Thương lục 10g, Thịt heo nạc 30g, hầm lên uống liền mấy ngày. Trị viêm cầu thận cấp.

    - Thương lục, Khương hoạt, Khương bì đều 6g, Tần giao, Binh lang, Đại phúc bì, Mộc thông, Trạch tả đều 10g, Phục linh bì 12g, Tiêu mục 3g, Xích tiểu đậu 15g, sắc uống. Trị phù toàn thân, khát, đại tiểu tiện không thông.

    - Thương lục 5g, sắc nước uống. Trị bụng báng nước do xơ gan, viêm thận mạn tính.

    + Trị té ngã sưng đau:  Rễ Thương lục tươi, Khổ sâm lượng bằng nhau gia rượu vừa đủ giã đắp.

    + Trị chứng trong bụng có hòn cứng đau:  Lấy bông đắp lên bụng, giã rễ Thương lục tươi vắt nước tẩm vào bông, hễ thấy lạnh lại thay. Đắp liên tục cho đến khi khỏi.

    + Trị chứng đau cổ họng: Rễ Thương lục nướng nóng bọc vải chườm vào cổ.

    + Trị viêm phế quản mạn tính: Dùng mật hoàn mỗi ngày 3 hoàn, cao cồn Thương lục mỗi ngày 1,8g và glucosid Thương lục mỗi ngày 30mg; chia 3 tổ điều trị, đều liều mỗi ngày chia 3 lần uống, 10 ngày là một liệu trình, dùng liều 3 liệu trình, tỷ lệ kết quả 89,9 - 97,3%. Tổ dùng glucosid cao hơn 2 tổ kia. Tác dụng hoá đàm tốt nhất (Tạp chí Y học Trung hoa 1979,10:599 - Báo cáo của tổ nghiên cứu khoa học của Cục Vệ sinh Địa khu Hoặc dương Thiểm tây).

    + Trị vảy nến: Dùng viên Thương lục (tiệt trùng bằng cao áp trong 2 giờ chế thành viên), uống mỗi lần 3g, ngày 3 lần. Đã dùng trị 40 ca, uống thuốc 10 ngày đến hơn 2 tháng. Kết quả khỏi 12 ca, tiến bộ rõ 9 ca, tiến bộ 11 ca, không kết quả 8 ca, tỷ lệ kết quả 80%, tỷ lệ khỏi 30% (Vương Kỳ, Tạp chí Trung y 1984,12:38).

    + Trị tuyến vú tăng sinh: Dùng Thương lục tươi chế thành viên để uống, mỗi viên tương đương 0,5g thuốc sống, bắt đầu uống mỗi lần 6 viên, sau đó tăng dần đến 20 viên, ngày 3 lần. Đã trị 253 ca, có kết quả 94,86%, khỏi 37,15% (Điền phố Vĩnh, Báo Trung thảo dược 1985,3:22).

    + Viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

    + Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ Thương lục nóng bọc vải chườm vào cổ.

    + Bệnh mủ da: Thương lục 15g, Bồ công anh 60g, nấu nước rửa.