Tiên Hạc Thảo

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tiên Hạc Thảo: (Herba Agrimoniae) + Tên khác: Long nha thảo. + Cây thuốc: Loại cỏ cao 0.5-1.5m, toàn thân có vạch dọc và mang lông trắng, nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1cm, lá mọc so le kép, dìa lẻ, lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to có nhiều lá chét nhỏ. Lá chét to dài chừng 6cm, rộng chừng 2,5cm, lá chét nhỏ có khi chỉ dài 5mm. Cả hai mặt lá đều mang nhiều lông, hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá....

1. Tiên Hạc Thảo: (Herba Agrimoniae)

+ Tên khácLong nha thảo.

+ Cây thuốc: Loại cỏ cao 0.5-1.5m, toàn thân có vạch dọc và mang lông trắng, nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1cm, lá mọc so le kép, dìa lẻ, lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to có nhiều lá chét nhỏ. Lá chét to dài chừng 6cm, rộng chừng 2,5cm, lá chét nhỏ có khi chỉ dài 5mm. Cả hai mặt lá đều mang nhiều lông, hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh hoa màu vàng, quả gồm 2-3 quả bế bọc xung quanh bởi đế hoa có đài ở mép trên. Toàn bộ có nhiều gai.

+ Dược liệu: 

+ Phân bố: Cây mọc hoang ở miền Bắc nhưng chưa đượckhai thác. Ở Trung Quốc (Chiết Giang, Giang Tô, Hồ Nam...)

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Toàn cây.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Được thu hái vào cuối mùa thu, sau đó rửa sạch và đem phơi sấy khô, cắt thành đoạn.

3. Bào chế - bảo quản:

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+ Thành phần hóa học của Long nha thảo bao gồm các chất flavonit glycosit 0.9%, hyperosit 0,37%, isoqueecitrin 0,21%, agrimonin, agrimol A, B, C, D, E, agriminolid, pimic acid, tinh dầu và tanin 7,4%.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị đắng, cay, tính bình.

Quy kinh: 

+ Vào kinh phế, can, tỳ.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao toàn phần long nha thảo có tác dụng kháng khuẩn. Từ cao, đã chiết được 4 chất thuộc dẫn chất của phloroglucinol có tác dụng kháng khuẩn. Từ rễ long nha thảo, đã chiết dược 3 dẫn chất catechin mới có tác dụng ức chế trên Staphylococcus aureus. Các agrimol c, F, G và agrimophol trong long nha thảo cũng có tác dụng kháng khuẩn in vitro.

+ Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét: Các agrimol A, B, c, D, E chiết từ long nha thảo có tác dụng bảo vệ chuột nhắt trắng khi cho gây nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

+ Tác dụng trên cơ: Đối với cơ xương, long nha thảo có tác dụng gây hưng phấn, nhưng lại ức chế, làm tê liệt các khâp thần kinh cơ.

+ Tác dụng trên động vật thân mềm: Đã nghiên cứu thử tác dụng in vitro của long nha thảo trên giun lợn và đỉa, thấy thuốc có tác dụng làm liệt cơ.

+ Tác dụng trên sán: Ở Trung Quốc, long nha thảo được dùng để chữa sán, người ta uống lúc đói 50g chồi mầm thu hái vào mùa đông phơi khô tán bột. Khoảng 5-6 giờ sau khi dùng thuốc, cả đốt sán và đầu sán đều bị tống ra. Thử nghiệm ở bệnh viện thấy hiệu quả đạt 98,5%. Đã xác định hoạt chất có tác dụng trên sán là agrimophol, tác dụng mạnh, ít tác dụng phụ và đã được lưu hành trên thị trường.

+ Tác dụng trên đường huyết: Thử trên chuột nhắt trắng, gây tăng đưòng huyết bằng streptozocin, lá long nha thảo làm chậm tốc độ phát triển và làm giảm mức độ tăng đưòng huyết.

+ Tác dụng trên tử cung: Thí nghiêm trên tử cung cô lập, liều nhỏ long nha thảo hơi có tác dụng hưng phấn, nhưng liều cao lại ức chế. Trên thỏ có thai, dịch chiết từ 3g long nha thảo tiêm tĩnh mạch gây co bóp mạnh sừng tử cung.

+ Tác dụng chống u: Cao chiết methanol từ rễ long nha thảo kéo dài được thời gian sống của chuột nhắt trắng gây u bằng tế bào sarcom SI 80 hoặc sarcom xơ (fibrosarcoma). Thuốc được tiêm trong màng bụng trước hoặc sau khi gây u đều có tác dụng. Chưa rõ thuốc có tác dụng trực tiếp trên tế bào u hoặc thông qua vai trò của vật chủ.

+ Tác dụng trên tim: Thí nghiệm trên tim ếch cô lập, liều nhỏ, long nha thảo làm tăng tần số tim và giảm biên độ co bóp, nhưng liều lớn lại làm liệt tim.

+ Tác dụng trên huyết áp: Thử trên thỏ và chó, long nha thảo làm tăng huyết áp, có lẽ do tác dụng gây co mạch.

+ Tác dụng trên máu: Long nha thảo làm tăng tốc độ đông máu, tức là làm giảm thời gian đông máu.

+ Tác dụng trên hô hấp: Long nha thảo với liều vừa phải có tác dụng kích thích hô hấp. Liều cao, lúc đầu, gây tăng hô hấp, sau đó, gây suy hô hấp.

+ Tác dụng trên đồng tử: Long nha thảo làm giãn đồng tử của ếch.

Tác dụng:

+ Chỉ huyết, chỉ lỵ, bài trùng.

    Chủ trị:

    + Tiên hạc thảo có tác dùng cầm máu, dùng trị các chứng chảy máu do nhiệt như chảy máu cam, nôn mửa có máu, ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu nướu răng.

    + Cầm tiêu chảy.

    + Sổ giun.

    7. Kiêng kỵ:

    +  Chóng mặt, buồn nôn không dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Long nha thảo 60g, cho 300ml nước, 200ml rượu sắc còn 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc dùng long nha thảo tươi 20g, rửa sạch, giã nát trộn với một ít mật ong, đắp vào chỗ bị tổn thương, đắp 2 giờ, ngày thay băng 1 lần. Đắp liền 3 ngày.

    + Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Dùng long nha thảo 20g, đan bì 10g, sinh địa 10g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 10g, sắc nước uống trong ngày.

    + Chữa nổi hạch, tràng nhạc: Dùng long nha thảo 20g, nghệ đen 12g, ngưu tất 10g, xạ can 10g, huyền sâm 12g; sắc uống.

    + Chữa chảy máu cam do nóng: Dùng long nha thảo tươi 50g, rửa sạch, giã nhỏ thêm nước đun sôi để nguội, giã vắt lấy nước uống chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày, cần kiêng đồ cay nóng.

    + Chữa ngứa âm đạo do trùng roi: Long nha thảo lượng thích hợp, sắc kỹ, chắt lấy nước, chế thành cao lỏng 200% (1ml cao tương đương 2g dược liệu); mỗi ngày dùng bông y tế thấm cao thuốc bôi vào âm đạo 1 lần; liệu trình 7 ngày.

    + Chữa tiêu chảy do lỵ trực trùng (thể nhẹ): Long nha thảo 15-20g, rửa sạch đổ 700ml nước, sắc còn 200ml nước, thêm 25g đường trắng, chia ra uống 3 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.