Tiên Mao

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Tiên Mao: (Rhizoma Curculiginis) + Tên khác: Tiên mao là thân và rễ của cây Sâm cau còn gọi là Độc mao căn, Mao trảo tử, Bà la môn sâm, Độc cước tiên mao, Bàn long thảo, Phong đài thảo, Lãnh phạn thảo, Tiểu địa tông căn, Địa tông căn, Tiên mao sâm, Độc cước ty mao, Hòang mao sâm, Độc cước hòang mao. + Cây thuốc: Tiên mao là loại cây cỏ cao chừng 40cm, thân ngầm hình trụ dài, lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống như lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm, không cuống nằm trong bẹ lá. Quả 5 nang thuôn dài 12-15cm, hạt...

1.Tiên Mao: (Rhizoma Curculiginis)

+ Tên khác: Tiên mao là thân và rễ của cây Sâm cau còn gọi là Độc mao căn, Mao trảo tử, Bà la môn sâm, Độc cước tiên mao, Bàn long thảo, Phong đài thảo, Lãnh phạn thảo, Tiểu địa tông căn, Địa tông căn, Tiên mao sâm, Độc cước ty mao, Hòang mao sâm, Độc cước hòang mao.

+ Cây thuốc: Tiên mao là loại cây cỏ cao chừng 40cm, thân ngầm hình trụ dài, lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống như lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm, không cuống nằm trong bẹ lá. Quả 5 nang thuôn dài 12-15cm, hạt phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.

+ Dược liệu: Rễ củ nên chọn loại củ già phơi khô bằng đầu đũa bên ngoài nâu trong hơi trắng ngà, hơi dẽo không mối mọt là tốt.

+ Phân bố: Cây mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, còn thấy mọc ở Campuchia, Ấn Ðộ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Là thân rễ, có tên Dược liệu là Tiên mao. Rễ củ nên chọn loại củ già phơi khô bằng đầu đũa bên ngoài nâu trong hơi trắng ngà, hơi dẽo không mối mọt là tốt.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào lấy củ về, loại bỏ những rễ con, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi phơi hoặc sấy khô. Đào củ về, rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+  Tửu tiên mao: Lấy Tiên mao sạch dùng rượu vàng trộn đều, sau khi thấm ướt, bỏ vào trong chảo sao qua đến khô, lấy ra, hong khô. (Mỗi 100 cân Tiên mao dùng rượu vàng 10 ~ 20 cân)

+ Hải Nam bản thảo: Tiên mao, lúc dùng dao tre cắt, ngâm nước gạo nếp.

+ Trung dược học: Cắt lát dùng sống, hoặc ngâm nước vo gạo cắt lát.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+  Trong thân rễ Tiên mao có chứa tinh bột, chấy nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D).

+ Có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh dục nam).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị cay, tính nóng, có độc ( Trung dược học).

+  Vị cay, tính ấm, có độc (Khai bảo bản thảo).

+ Tính ấm, vị cay, hơi mặn (Điền Nam bản thảo).

+ Tính nhiệt (Cương mục).

Quy kinh: 

+ Vào kinh Thận, Can (Trung dược học).

+ Vào 2 kinh Can, Thận ( Điền Nam bản thảo).

+  Vào 2 kinh Phế, Thận (Bản thảo tái tân).

+ Chuyên vào mệnh môn (Bản thảo cầu chân).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+  Tiên mao có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng làm nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục nam, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí hoặc môi trường có nhiệt độ cao, tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, bảo vệ gan, kháng viêm, chống huyết khối, chống nấm, chống co giật, giúp trấn tĩnh, giảm đau, cải thiện làn da, tăng cường hoạt động cơ bắp, chống lão hóa, giúp phòng chống đái tháo đường, ung thư.

Tác dụng:

+ Ôn thận, tráng dương, tán hàn, táo thấp, kiện gân cốt

    Chủ trị:

    +  Chủ phong, bổ ấm eo lưng cẳng chân, thanh an ngủ tạng, mạnh gân xương, tiêu thực. Tuyên mà bổ lại, chủ đàn ông thất thương, tỏ tai mắt, ích sức gân, lấp đầy tủy xương, ích dương (Hải dươc bản thảo).

    + Trị tất cả chứng phong khí, bổ ngũ lao thất thương, khai vị hạ khí (Nhật hoa tử bản thảo).

    + Chủ tâm phúc lãnh khí không thể ăn, eo lưng cẳng chân phong lạnh co rút tý không đi được, đàn ông hư lao, người già tiểu tiện không cầm (Khai bảo bản thảo).

    + Trị đàn bà hồng băng hạ huyết, công ung nhọt, bài trừ mủ (Điền Nam bản thảo).

    +  Bổ thận, ngừng đau, trị bạch trọc, trị đàm hỏa. Mười lần hấp chín lần phơi, dùng đường cát cất giữ, sáng sớm uống trà tống uống, có thể tráng tinh thần, đen râu tóc (Sinh thảo dược tính bị yếu).

    + Trị da phong chốc (Ngọc thu dược giải).

    7. Kiêng kỵ:

    +  Có độc tính nhẹ, tránh dùng quá liều. Người bị âm hư hỏa vượng không dùng.

    + Người âm hư hỏa vượng kỵ uống. Bổn phẩm táo liệt có độc, không nên uống lâu.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị tuổi già di niệu (đái són, đái dầm): Tiên mao 1 lượng. Ngâm rượu uống (Quý Châu thảo dược).

    + Mạnh gân xương, ích tinh thần, sáng mắt: Tiên mao 2 cân (nước vo gạo nếp ngâm 5 ngày, bỏ nước đỏ, mùa hè ngâm 3 ngày, dao đồng cắt nhỏ, phơi âm can, lấy 1 cân), Thương truật 2 cân (nước vo gạo ngâm 5 ngày, cạo bỏ vỏ, sấy khô, lấy 1 cân), Câu kỉ tử 1 cân, Xa tiền tử 12 lượng, Bạch phục linh (bỏ vỏ), Hồi hương (sao), Bá tử nhân (bỏ vỏ) đều 8 lượng, Sinh địa hòang (sấy), Thục dịa hòang (sấy) đều 4 lượng. Nghiền thành bột, rượu nấu hồ hòan, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 hòan, uống với rượu ấm trước bửa ăn, ngày 2 lần. (Thánh tể tổng lục – Tiên mao hoàn)

    + Trị bệnh cao huyết áp, triệu chứng xung nhâm bất điều: Tiên mao, Tiên linh tỳ, Ba kích, Tri mẫu, Hòang bá, Đương qui, 6 vị lượng bằng nhau, sắc đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 chỉ đến 1 lượng. (Trung y nghiên công tác tư liệu hối biên – Nhị tiên thang).

    + Trị ung nhọt hỏa độc, sưng lan không đầu, sắc xanh đen: Tiên mao không kễ nhiều ít, luôn râu rễ sắc, chút rượu uống; hoặc dùng lọai mới tươi, giã nát đắp vậy. Có mủ thì vỡ, không mủ thì tiêu. (Điền Nam bản thảo).