Tô Diệp

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Tô Diệp: (Folium Perillae Fructescentis) + Tên khác:  Lá tía tô, Tía tô diệp. + Cây thuốc: Tô diệp là lá cây Tía tô, cây thảo cao khoảng 30-50 cm, thân hình vuông, có mùi thơm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa, màu tím, thường mặt dưới có màu thẫm hơn so với mặt trên. Cụm hoa hình xim co ở đầu ngọn, hoa nhỏ không cuống thường ra hoa vào cuối thu. Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam. Tía tô vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm gia vị hàng ngày. + Dược liệu: Vị thuốc Tô diệp là...

1.Tô Diệp: (Folium Perillae Fructescentis)

+ Tên khác:  Lá tía tô, Tía tô diệp.

+ Cây thuốc: Tô diệp là lá cây Tía tô, cây thảo cao khoảng 30-50 cm, thân hình vuông, có mùi thơm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa, màu tím, thường mặt dưới có màu thẫm hơn so với mặt trên. Cụm hoa hình xim co ở đầu ngọn, hoa nhỏ không cuống thường ra hoa vào cuối thu. Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam. Tía tô vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm gia vị hàng ngày.

+ Dược liệu: Vị thuốc Tô diệp là phiến lá thường nhàu nát, cuộn lại và gãy, lá dàn thẳng có hình trứng, chóp lá nọn gốc lá tròn, mép lá có răng cưa. Hai mặt lá đều có màu, mặt trên thường màu lục, mặt dưới màu tím. Cuống lá dài màu tía, cành non có đường kính 2-5mm, màu lục tía. Mùi thơm vị hơi cay. 

+ Phân bố: Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam.

+ Xuất xứ: Trung Quốc

+ Bộ phận dùng: Lá của cây tía tô.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Không cần bào chế cầu kỳ.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

4. Thành phần:

+ Chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Vị cay tính ôn.

Qui kinh:

+ Quy kinh phế tỳ.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Làm ra mồ hôi, giải cảm.

+ Lợi tiểu.

+ Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày.

+ Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)

+ Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.

Tác dụng:

+ Giải biểu tán hàn, hành khí hào vị, lý khí an thai.

Chủ trị:

+ Cảm mạo phong hàn kèm theo sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi do thời tiết lạnh.

+ Tức ngực, buồn nôn, chóng mặt do khí suy.

+ An thai, dùng trong trường hợp động thai, buổi sáng thức dậy mệt mỏi.

7. Kiêng kỵ:

+ Trường hợp biểu hư tự ra mồ hôi không dùng. Cảm thử, cảm phong nhiệt không dùng

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Kiện vị cầm nôn: Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.

+ Giải độc cua cá: Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

+ Chữa sưng vú: Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Lá tía tô chữa sưng vú (lá tía tô 10g sắc nước uống, bã đắp vú.

+ Rửa bên ngoài trị chàm lở bìu dái: Hoặc dùng nước sắc lá tía tô còn nóng rửa trị chàm lở bìu dái.

+ Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

+ Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

+ Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.