Tô Tử (Tía Tô)

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tô Tử: (Fructus Perillae frutescensis) + Tên khác: Tía tô tử, hạt tía tô, Tô tử hạt.  + Cây thuốc: Là cây thảo cao khoảng 30-50 cm, thân hình vuông, có mùi thơm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa, màu tím, thường mặt dưới có màu thẫm hơn so với mặt trên. Cụm hoa hình xim co ở đầu ngọn, hoa nhỏ không cuống thường ra hoa vào cuối thu. Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam. Tía tô vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm gia vị hàng ngày. + Dược liệu: Vị thuốc Tô tử là quả...

1. Tô Tử: (Fructus Perillae frutescensis)

+ Tên khác: Tía tô tử, hạt tía tô, Tô tử hạt. 

+ Cây thuốc: Là cây thảo cao khoảng 30-50 cm, thân hình vuông, có mùi thơm. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa, màu tím, thường mặt dưới có màu thẫm hơn so với mặt trên. Cụm hoa hình xim co ở đầu ngọn, hoa nhỏ không cuống thường ra hoa vào cuối thu. Được trồng phổ biến nhiều nơi ở Việt Nam. Tía tô vừa làm thuốc chữa bệnh, vừa làm gia vị hàng ngày.

+ Dược liệu: Vị thuốc Tô tử là quả hình trứng hoặc gần cầu, đường kính khoảng 1,5 mm, màu nâu xám hoặc màu vàng xám, có vân lưới hơi lồi, nâu sẫm. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có 2 lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Đập vỡ hạt có mùi thơm, vị hơi cay.

+ Phân bố : Mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô (Perillafrutescens L. Britton).

2. Thu hái - sơ chế:

+ Lá: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.

+ Quả: Thu hoạch vào mùa thu, loại tạp chất, phơi khô.

+ Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

3. Bào chế - bao quản:

Bảo quản:

+ Dể nơi khô, ráo, tránh ẩm, mốc, mọt.

4. Thành phần:

+ Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.

+ Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Vị cay tính ôn. 

Quy kinh:

+ Phế, Đại tràng. 

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.

+ Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Có tác dụng cầm máu.

+ Chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.

+ Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.

Tác dụng:

+ Tiêu đàm, giảm ho, giáng khí, ôn hòa đàm thấp. Chủ trị: Đàm nhiều ho suyễn, bụng đầy.

    Chủ trị:

    + Các chứng thương phong cảm mạo, sợ lạnh, sốt nóng, ngạt mũi, ho.

    +  Trọc khí hàn tà xâm phạm vào vị, ngực bứt rứt khí trương, hay ợ hơi.

    +  Trúng độc cá cua đến nỗi ngực đầy bứt rứt, nôn oe, có thể chỉ dùng một vị thuốc này.

    7. Kiêng kỵ:

    +  Nếu người âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn, kiêng dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị ho kéo dài khó khỏi do viêm họng, viêm phế quản mạn, hen phế quản:

    Tô tử giáng khí thang (Hòa tễ cục phương): Tô tử, Trần bì, Tiền hồ, Chế Bán hạ, Hậu phác đều 6 - 9g,Đương quy 12g, Nhục quế 3g, Chích thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.

    Tam tử dưỡng thân thang: (Tô tử, La bạc tử đều 10g, Bạch giới tử 6g). Thẩm thuận Cầm đã dùng bài thuốc sắc cho uống trị 40 ca ho lâu không khỏi, thuốc cho vào ống 10ml/ống, ngày 2 lần, mỗi lần 1 ống, 7 ngày là một liệu trình, kết quả 37,5% (Thẩm thuận Cầm, tờ Thông báo Trung dược 1968,8:56).

    + Trị lãi đũa: Dùng hạt Tô tử giã nhỏ nhai uống, liều mỗi lần:

    - Trẻ từ 4 đến 10 tuổi: 20 - 50g/lần.

    - Người lớn: 50 - 70g, ngày 2 - 3 lần uống lúc đói, liên tục 3 ngày hoặc hơn.

    Trị 100 ca kết quả ra giun 92 ca (Lưu thiên Vũ, Báo Trung y Tứ xuyên 1986, 8:47).