Toàn Phúc Hoa

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Toàn Phúc Hoa: (Flos Inulae) + Tên khác: Tuyền phúc hoa, Tuyên phục hoa, hoa bách diệp thảo; cây Cúc mắt ngựa, Họ Cúc. + Cây thuốc: Cây toàn phúc hoa là cây sống nhiều năm, cao 30 – 80cm; thân màu lục hoặc màu tía. Lá ở bộ phận giữa thân cây, hình thuôn hoặc hình tròn dài, đầu mũi mác; dài 4 – 13cm, rộng 1,5 – 4,5cm, hầu như không có cuống, phiến lá nguyên hoặc khía răng cưa; lá mặt trên ít lông hoặc không có lông, lá mặt dưới có lông nhỏ như bông. Cụm hoa hình đầu, đường...

1. Toàn Phúc Hoa: (Flos Inulae)

+ Tên khác: Tuyền phúc hoa, Tuyên phục hoa, hoa bách diệp thảo; cây Cúc mắt ngựa, Họ Cúc.

+ Cây thuốc: Cây toàn phúc hoa là cây sống nhiều năm, cao 30 – 80cm; thân màu lục hoặc màu tía. Lá ở bộ phận giữa thân cây, hình thuôn hoặc hình tròn dài, đầu mũi mác; dài 4 – 13cm, rộng 1,5 – 4,5cm, hầu như không có cuống, phiến lá nguyên hoặc khía răng cưa; lá mặt trên ít lông hoặc không có lông, lá mặt dưới có lông nhỏ như bông. Cụm hoa hình đầu, đường kính 3 – 4cm; bao chúng hình bán cầu; hoa có cánh hình màu vàng, dài 10 – 13 mồm. Quả nang, hình trụ tròn, dài 1 – 1,2m. Mùa hoa: Tháng 6 – 10; mùa quả: tháng 9 – 11.

+ Dược liệu: Tuyền phú hoa dùng nụ bông. Nên chọn loại bông mới nở có màu vàng, mùi thơm còn mới, không mục nát mối mọt, loại cũ nát màu thâm là xấu.

+ Phân bố: Toàn phúc hoa chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam, thường được nhập từ Trung Quốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Hoa.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Hoa thu hái vào mùa hè và thu lúc cây đang ra hoa; loại bỏ tạp chất, phơi âm can hoặc ngoài nắng.

3. Bào chế - bao quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: Thu hái lúc hoa đã nở hết, phơi khô, lúc dùng ép dẹp xuống, cho vào túi mà sắc.

+  Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất (thường dùng cả đế hoa), phơi khô.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh đè nén nát vụn, thỉnh thoảng nên phơi.

4. Thành phần:

+ Toàn phúc hoa có chứa một loại đường, một loại alcaloid màu vàng.

+ Chủ yếu có chứa chất Quercetin, isoquercetin, caffeic acid, chlorogenic acid, taraxasterol, britannin, inulicin vv.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị đắng, cay, mặn và hơi ấm.

Quy kinh: 

+ Vào kinh Phế, Tỳ và Đại tràng.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng:

+ Trừ đàm, hành thủy, chống nôn.

    Chủ trị:

    + Trị ho, hen, nôn oẹ, ngực trướng, đau hông, trị thuỷ thũng.

    7. Kiêng kỵ:

    +  Tiêu chảy không nên dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa Vị khí hư nhược, đàm trọc trở ngăn, ngực đầy tức: Toàn phúc hoa 12g, Nhân sâm 20g, Sinh khương 20g, Đại giả thạch 40g, Cam thảo 10g, Bán hạ 10g, Đại táo 10 quả. Sắc uống. Công dụng: Phù chính, ích Vị, giáng nghịch, hóa đàm. (Toàn Phú Đại Giả Thạch Thang).

    + Chữa ho hen có nhiều đờm (do đàm nghịch): Toàn phúc hoa 12g, Bán hạ 10g, Tế tân 6g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa đờm ngăn trở gây khí nghịch ói đàm, bụng đầy trướng: Toàn phúc hoa 12g, Trần bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Sinh khương 12g, Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 3quả . Sắc uống. (Kinh Nghiệm Nhân Dân).

    + Chữa thương hàn đã giải biểu, dưới Tim tức đầy ợ ngược nôn nấc: Bán hạ 8g, Chích thảo 6g, Đại giả thạch 12g, Đại táo 3qủa, Nhân sâm 12g, Sinh khương 12g, Phục linh 14g, Tuyền phú hoa 12g. Sắc uống. Bài thuốc chủ yếu trị chứng Vị khí hư đàm trọc nghịch lên sinh ra nấc cục, ợ hơi, nôn hoặc nôn đàm dãi, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch “hư” “huyền”. Trong bài, vị Tuyền phúc hoa giáng khí tiêu đàm, Đại giả thạch giáng nghịch trị Vị khí nghịch là chủ dược. Nhân sâm kiện Tỳ ích Vị, chữa Vị khí hư nhược đàm trọc ứ trệ, Bán hạ giáng khí nghịch trừ đàm tiêu bĩ tán kết, Cam thảo, Đại táo ích khí hòa trung, Sinh khương cùng với Bán hạ giáng khí nghịch cầm nôn. (Tuyền Phú Đại Giả Thạch gia vị).