Toàn Yết (Bò Cạp)

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Toàn Yết (Bò Cạp): (Scorpio) + Tên khác: Đỗ bá (Quảng Nhã), Chủ bạc trùng (Tây Dương Tạp Trứ), Toàn trùng (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Giám Biệt Pháp), Phục bối trùng (Sơn Tây Trung Dược Chí), Bò cạp (Việt Nam). + Bò Cạp: Bọ cạp hay bò cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây. + Dược liệu: Vị thuốc Toàn yết là...

1. Toàn Yết (Bò Cạp): (Scorpio)

+ Tên khác: Đỗ bá (Quảng Nhã), Chủ bạc trùng (Tây Dương Tạp Trứ), Toàn trùng (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Giám Biệt Pháp), Phục bối trùng (Sơn Tây Trung Dược Chí), Bò cạp (Việt Nam).

+ Bò Cạp: Bọ cạp hay bò cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây.

+ Dược liệu: Vị thuốc Toàn yết là một loài có đốt, đầu và ngực ngắn; bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, cuối cùng có ngòi mang nọc độc. Đầu, ngực, bụng tròn hình bầu dục, dài mà hẹp, bằng, bụng dưới giống như cái đuôi, nhăn nheo, cong, toàn thân nguyên vẹn dài khoảng 5cm. Phần đầu ngực mầu nâu đen, mặt trước có một đôi càng tương đối nhỏ và một đôi càng to giống như càng cua, mặt lưng lại có vẩy, mặt bụng có 4 đôi chân đều có 7 đốt, đầu mỗi chân đều có 2 móng móc câu. Phần bụng trên có đốt vòng, mặt lưng mầu nâu, mặt bụng mầu vàng nâu. Bụng dưới hẹp, dài giống cái đuôi, mầu vàng nâu, cũng có đốt vòng, trên mỗi đốt đều có đường rãnh dọc, đầu đốt cuối cùng có kèm gai độc như móc câu nhọn. Bẻ gẫy chỗ bụng dưới thì bên trong rỗng. Mùi hơi tanh, vị mặn (Dược Tài Học).

+ Phân bố: Thường sống ở dưới những hòn đá hoặc khe vách.Trung Quốc: Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc....Ở nước ta có nhiều loại Bọ cạp nhưng ít ai khai thác nên vẫn phải nhập Bọ cạp của nước ngoài.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Nếu dùng cả con Bọ cạp làm thuốc thì gọi là Toàn yết. Nếu chỉ dùng đuôi không thôi thì gọi là Yết vĩ. Thứ nguyên vẹn, không nát vụn, mầu vàng, trong bụng ít tạp chất và muối là tốt.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Cách 1 năm thu bắt 1 lần, thường vào tối mùa thu, dùng ánh sáng đèn thu hút bắt, đợi sau khi bò cạp bò ra dùng đũa tre kẹp bỏ vào trong chậu sứ. Dã sinh yết (bò cạp sống hoang) từ giữa xuân đến đầu thu đi bắt. Khỏang thanh minh đến cốc vũ bắt về, gọi là Xuân yết, lúc này chưa ăn đất, phẩm chất khá tốt; mùa hè sản lượng khá nhiều, gọi là Phục yết, do đã ăn đất, phẩm chất không tốt.

3. Bào chế - bao quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: 

- Cách chế Toàn yết nhạt: đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi, vớt ra phơi khô.

- Cách chế biến Toàn yết mặn: đem toàn yết tươi cho vào trong nước muối ngâm 6-8 giờ, sau lại nấu với nước muối, phơi âm Cancho khô (thường dùng).

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: 

Mua về (đã muối) bỏ đầu, phân. Khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kg Bọ cạp cho thêm 300-500g muối ăn). Đậy vung lại và đun từ 3 đến 4 giờ cho đến khi cạn nước. Lấy Bọ cạp ra phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước rửa cho sạch hết muối đi.

Bảo quản:

+ Mùa hạ dễ chảy nước, mục nát, biến chất, sinh sâu bọ nên phải đóng túi để bảo quản trong môi trường sạch sẽ, nhiệt độ thấp.

4. Thành phần:

+ Chứa albumin, chất béo và các chất khác chưa nghiên cứu.

+ Chứa Katsutoxin (cũng như buthotoxin), trimethylamin, taurocholic acid, betain, palmitic acid, strearic acid, cholesterol, lecithinum và các muối ammonium khác.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Tính bình (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Vị ngọt, cay, có độc (Khai Bảo Bản Thảo).

+ Vị ngọt, tính bình, có độc (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).

+ Vị cay, chua mặn, tính hàn (Y Lâm Toản Yếu).

+ Vị cay, tính bình, có độc (Trung Dược Học).

Quy kinh:

+ Vào kinh túc Quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Can (Trung Hoa Bản Thảo).

+ Vào kinh Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thuốc có tác dụng chống co giật yếu hơn Ngô công (Trung Dược Học).

+ Toàn yết có tác dụng hạ áp lâu dài. Nhiều tác giả cho rằng chế phẩm Toàn yết ảnh hưởng đến chức năng vận mạch của trung khu thần kinh, làm dãn mạch, trực tiếp ức chế hoạt động của tim và làm giảm tác dụng tăng áp của Adrenalin (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Ngô công có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lao và nấm ngoài da (Trung Dược Học).

+ Trong Bọ cạp có chất độc gọi là Katsufoxin là một chất protid có Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ và Sulfur (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng:

+ Khu phong, trấn kinh.

    Chủ trị:

    + Trị các chứng phong chẩn, trúng phong liệt nửa người, méo miệng, nói khó, chân tay co giật (Khai Bảo Bản Thảo).

    + Trị kinh phong (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

    + Trị trẻ nhỏ kinh phong, co giật, các loại phong lở loét (Bản Thảo Cương Mục).

    + Trị các chứng phong, hoa mắt, chóng mặt, động kin, co giật, mắt lệch, miệng méo…bệnh ở Quyết âm phong mộc (Bản Thảo Tùng Tân).

    + Chủ trị các chứng phong, kiêm năng ích Tâm, hạ thanh thuỷ thận thuỷ (Y Lâm Toản Yếu).

    7. Kiêng kỵ:

    + Có độc, không dùng quá liều, dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

    + Kỵ nước lạnh (Bảo Khánh Bản Thảo Sở Tham).

    + Giống như trúng phong hoặc trẻ nhỏ bị mạn tỳ phong thuộc hư chứng: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

    + Không thể uống lâu vì vị cay làm cho khí bị tán đi (Bản thảo Tân Biên).

    + Chứng đới hạ mà không có phong không có nhiệt: Không dùng Bản Thảo Cầu Chân.

    + Huyết hư sinh phong, phụ nữ có thai: Không dùng (Trung Hoa Bản Thảo).

    + Các chứng như miệng khô khát nước và đàn bà có thai thì cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

     

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị trẻ em cấp kinh (kinh giật cấp tính): Ngô công (bỏ chân, sao vàng), Đơn sa, Khinh phấn; tán nhỏ, mỗi lần dùng 1,2 phân uống với nước sôi (Vạn Kim Tán - Thánh Huệ Phương).

    + Trị kinh phong cấp và mạn, người lớn hoặc trẻ nhỏ bị bế chứng gây nên co rút, liệt: Toàn yết 30g, Địa long 15g, tán bột. Dùng rượu nấu sôi với bột mì làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hột đậu, dùng Chu sa bọc bên ngoài. Mỗi ngày uống 5-6 viên với nước sắc Kinh giới. Tuỳ theo lớn nhỏ mà gia giảm (Kê Phong Phổ Tế Phương).

    + Trị trúng phong liệt mặt: Toàn yết 3g, Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tằm 10g. Tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g với rượu (Khiên Chính Tán – Dương Thị Gia Tàng Phương).

    + Trị trẻ nhỏ Tỳ hư, khí yếu, nôn mửa sinh ra phong, hễ nằm xuống thì bị nghẹn: Toàn yết (sao sơ), Bạch phụ tử (nướng) đều 15g, Thông minh lưu hoàng, Bán hạ (thái ra, chế với nước  Gừng, sấy khô) dều 30g; tán nhuyễn, trộn với nước cốt Gừng làm thành viên, to bằng hạt mè lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sắc Kinh giới (Yết Tiêu Hoàn – Bản Sự Phương).

    + Trị các chứng bế, thai bị bế: Toàn yết 1 con, sấy khô, Hổ phách, Chu sa, mỗi thứ một ít. Tán bột. Mỗi lần uống 3g với nước sắc Mạch môn  (Toàn Yết Tán – Anh Đồng Bách Vấn).

    + Trị khóc đêm: Toàn yết (bỏ chân, đuôi), nhiều ít tuỳ dùng, Thanh bạc hà (sấy khô). Tán bột. Mỗi lần uống 1,5g với nước sắc Bạc hà (Thần Lục Tán – Bảo Anh Toát Yếu).

    + Trị tai điếc do Thận hư yếu: Toàn yết 49 con, Gừng sống 49 lát, cắt vừa bằng Toàn yết. Hai thứ bỏ chung vào với nhau cho đến khi Gừng khô là được. Tán thành bột. Vào đầu canh hai, uống với rượu, tuỳ theo  sức mà uống. Ngày hôm sau, trong tai kêu như tiếng sáo diều là khỏi. Người điếc lâu năm, nên uống 2 lần (Dược Tính Chỉ Nam).

    + Trị viêm khớp mạn: Toàn yết 3g, Xạ hương 0,6g. Tán bột. Mỗi lần uống 1,5g với rượu ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

    + Trị viêm khớp mạn: Ô đầu (chế) 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g, Thương truật 10g. Tán bột. Mỗi lần uống 6g (Toàn Yết Nhũ Hương Tán - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

    + Trị ung nhọt: Toàn yết 3g, Bạch chỉ 10g, Đảng sâm 10g. Tán bột. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 2-3 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

    + Trị trẻ nhỏ co giật, uốn ván, động kinh, liệt mặt: Ngô công, Toàn yết, Chu sa, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 0,5 – 1,5g với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

    + Trị uốn ván: Khương hoạt, Xuyên khung, Đại hoàng, Bán hạ, Phòng phong, Xuyên ô (chế), Cương tằm, Nam tinh (chế), Bạch chỉ đều 10g, Ngô công 3 con, Thuyền thoái 10g, Bạch phụ tử 12g, Toàn yết 10g, Thiên ma 10g, Cam thảo 10g. Sắc lấy 600ml nước. Thêm Hổ phách, Chu sa mỗi thứ 3g, tán bột. Chia làm 3 phần, mỗi lần uống 1 phần với 200ml nước sắc. Cách 6-8 giờ uống một lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

    + Trị mụn nhọt độc, lở loét: Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần. Nấu chung với dầu Mè cho sôi rồi cho sáp ong vào nấu thành cao, dùng đắp lên mụn nhọt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

    + Trị lao khớp: Toàn yết 9g, Ngô công 6g, Thổ miết giáp 9g. Tán bột. Mỗi lần uống 3g chung với trứng gà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).  

    + Trị trúng phong liệt nửa người, trẻ nhỏ co giật: Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, Địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, Cam thảo 2g. Tán bột. Chia làm 5-6 lần uống trong ngày, với nước nóng (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

    + Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Cương tằm 6g, Câu đằng 12g, Chu sa 3g, Xạ hương 0,1g. Tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

    + Trị trúng phong liệt nửa người, trẻ nhỏ co giật: Toàn yết 1 con (có thể đến 3 con), Cương tằm 10g, Địa long 6g. Sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

    + Trị tuyến vú viêm: Toàn yết 2 con, bọc vào trong ổ bánh bao, ăn trước bữa ăn. Trị 308 ca, mắc bệnh 1-7 ngày. Khỏi 99,7% (Hồ Cần Bách - Trung Y Tạp Chí 1988, 1 : 40).

    + Trị tuyến vú viêm cấp: Toàn yết 3g, bọc vào cho uống. Trị 10 ca, kết quả tốt (Trình Nhuận Tuyền – Hắc Long Giang Trung Y Dược 1988 – 1 : 23).

    + Trị bệnh lệ đạo: Toàn yết, nướng khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g. Trị 19 ca bệnh lệ đạo cấp, mạn. Kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1987, 7 : 50).