Trắc Bách Diệp

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Trắc Bách Diệp: (Semen  Platycladus orientalis)+ Tên gọi khác: Trắc Bá Diệp, Bá Tử Nhân. + Cây thuốc: Bá Tử Nhân là cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có. Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta. Mùa...

1. Trắc Bách Diệp: (Semen  Platycladus orientalis)+ Tên gọi khác: Trắc Bá Diệp, Bá Tử Nhân.

+ Cây thuốc: Bá Tử Nhân là cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có. Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta. Mùa quả vào tháng 9-10. 

+ Dược liệu: Lá đơn kép, mọc đối thành 4 hàng chèn lên nhau ôm sát vào thân, hình vảy dài 2-4 mm. Màu xanh bóng ở cành già nhạt hơn ở cành non. Chất dòn , dễ gãy.

+ Phân bố: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào các nước Châu Á và biến đổi thành cây cảnh. Những cây mọc hoang thường được sử dụng làm thuốc. Cây phân bố nhiều nơi điển hình là Trung Quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Tại Việt Nam loại cây này rất nhiều gia đình trồng làm cảnh và sử dụng lá chữa mẹo.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Lá.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Lá cây Trắc bách diệp có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 (hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát, cất đi dùng dần). 

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Thái nhỏ, dùng sống hoặc sao cháy (thường dùng).

- Lấy lá tươi cắt nhỏ rồi hầm trong nồi đậy kín, đốt ngoài cho đến khi cháy tồn tính.

+ Theo Trung y:

- Lấy lá ngâm nước vo gạo nếp 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Tẩm rượu rồi đồ một lúc. Mỗi kg trắc bá dùng 500ml nước cốt hoàng tinh tẩm sấy nhiều lần cho đều, đến khi hết nước hoàng tinh (Lôi Công).

- Dùng sống hoặc sao cháy tùy từng trường hợp (Lý Thời Trân).

Bảo quản:

+ Cần để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm, mốc, nóng.

4. Thành phần:

+ Thujene, thujone, fenchome, pinene, caryophyllene, aromadendrin, quercetin, myrycetin, hinokiglavone, amentoflavone, tannin, vitamin C.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh.

Qui kinh:

+ Vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng cầm máu: Nước sắc Trắc bá diệp đối với thời gian chảy máu của chuột nhắt và thời gian đông máu của thỏ đều có tác dụng rút ngắn, thuốc có tác dụng cầm máu, nhưng than Trắc bá diệp tác dụng đông máu kém hơn.

+ Tác dụng giảm ho: Phần lắng đọng của nước sắc với rượu, dịch chiết xuất cồn có tác dụng giảm ho rõ. Có thể là thuốc tác dụng lên trung khu thần kinh.

+Tác dụng long đờm: Dịch chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng long đờm.

+ Tác dụng giảm cơn hen: Cặn lắng nước sắc cồn có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí quản cô lập của chuột Hà lan và chuột nhắt. Nhưng trên mô hình chuột Hà lan gây hen bằng Histamin thì lại không có tác dụng rõ rệt.

+ Tác dụng an thần: Thuốc có tác dụng tăng cường tác dụng gây mê của Pentobarbital sodium, làm giảm rõ rệt sự hoạt động của súc vật thực nghiệm.

+ Ảnh hưởng đối với hệ tuần hoàn: Nước sắc thuốc lắng cặn bằng cồn chích tĩnh mạch hoặc thụt dạ dầy cho mèo đều có tác dụng hạ áp nhẹ, có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập.

+ Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lị, thương hàn, bạch hầu, liên cầu khuẩn B, trực khuẩn lao, Virút cúm 68-1, virút ban phỏng.

+ Tác dụng đối với cơ trơn của ruột: Nước sắc thuốc dùng cồn lắng có tác dụng làm giãn cơ trơn đoạn ruột cô lập chuột Hà lan rõ rệt, chống co thắt ruột do Histamin và acetylcholine gây nên.

+ Độc tính của thuốc: Chích nước sắc thuốc vào bụng chuột nhắt gây nhiễm độc cấp LD50 là 15,2g/kg. Nước sắc thuốc dùng cồn lắng chích vào bụng chuột thì LD50 là 30,5g/kg nói lên độc tính giảm.

Tác dụng:

+ Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc...

Chủ trị:

+ Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu.

7. Kiêng kỵ:

+ Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Ho ra máu: Lá trắc bá diệp cùng với là ngải cứu, buồng cau điếc, vỏ quả cam, và bạc hà, sắc uống chữa băng huyết, rong huyết. Lá trắc bá diệp, lá huyết dụ, lá thài lài tía, rể rẽ quạt, sắc uống.

+ Nôn ra máu, chảy máu cam: Lá trắc bá diệp kết hợp với lá sen, ngó sen, sinh địa, ngải cứu, sao vàng, sắc uống. Liều lượng mỗi thứ dùng phối hợp từ 8-15g mỗi loại, sắc một lần 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần.

+ Chữa bệnh ho lâu ngày: Lấy lá + cành trắc bá, cùng với rễ chanh, rễ dâu, rễ cây chùm gởi trên cây dâu, mỗi thứ 10-15g sao vàng, sắc với 400ml còn lại 100ml, uống ngày hai lần.

+ Chữa cầm máu: Cành lá và quả cây trắc bá diệp thường dùng làm thuốc. Cành lá: thu hái quanh năm, lá sao vàng đen, từ 30g đến 50g, sắc với 400ml nước còn lại 100ml, uống ngày 2 lần.