Trinh Nữ Hoàng Cung

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Trinh Nữ Hoàng Cung: ( Crinum ialifolium L. ) + Tên khác: Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan, Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ. + Cây thuốc: Trinh nữ hoàng cung là cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50cm, có khi hơn rộng 7-10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán...

1. Trinh Nữ Hoàng Cung: ( Crinum ialifolium L. )

+ Tên khác: Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan, Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ.

+ Cây thuốc: Trinh nữ hoàng cung là cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50cm, có khi hơn rộng 7-10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song. Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40 cm; lá bắc rộng hình thìa dài 7 cm, màu lục, đầu nhọn; hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15 cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quăn lại; nhị 6; bầu hạ. Quả gần hình cầu (ít gặp). Mùa hoa quả tháng 8 – 9.

+ Dược liệu:

+ Phân bố: Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc. Trinh nữ hoàng cung là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 22 – 27oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm. 

+ Xuất xứ: Trung Quốc, Việt Nam.

+ Bộ phận dùng: Lá cây.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Khi dùng, ta chỉ hái những lá hơi già dài khoảng 50 phân vào buổi chiều tối. Lá hái được đem phơi trong chỗ mát cho đến khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Khi uống, ta lấy ra ngắt từng đoạn cho vừa đủ một nắm tay, đun rang vàng hạ thổ, rồi bỏ vào ấm đất sắc 2 lần vào khoảng giữa buổi sáng và buổi tối, sau bữa ăn 30 phút. Thuốc uống không đắng, không đau đầu buồn nôn. Uống xong nên nằm nghỉ một chốc.

Bảo quản:

+ Khi khô bỏ túi nilon bọc cất kín.

4. Thành phần:

+ Alcaloid; khung không dị vòng như latisolin, latisodin, beladin; khung dị vòng như ambelin, crinafolin, crilafolidin, lycorin, epilycorin…

+ Thân rễ có chứa 2 glucan; glucan A có 12 đơn vị glucose, glucan B có 110 gốc glucose.

+ Acid amin: Phenylamin, leucin, valin, arginin...

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+  Vị đắng, chát.

Quy kinh:  

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kiềm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta; hoạt tính của trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ.

+ Trong công trình nghiên cứu khả năng tăng cường sự sinh sản in vitro của tế bào lympho T khi sử dụng cao chiết nóng từ trinh nữ hoàng cung (1-8 mg/ml), đã dùng bạch cầu đơn nhân to lấy từ máu ngoại vi của người cho máu khỏe mạnh, nuôi cấy trong môi trường chứa cao chiết theo tỷ lệ 1:3. Cao chiết bằng nước nóng của dược liệu nầy có tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có tác dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD4. Còn trong thử nghiệm in vitro trên chuột, cho chuột nhắt trắng uống cao chiết nóng của trinh nữ hoàng cung cũng cho thấy có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào lympho T và hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu ngoại vi của chuột thử nghiệm. Sự tăng sinh tế bào lympho T có tầm quan trọng đặc biệt trong miễn dịch học ung thư.

Một số alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và DNA của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm invitro, lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u. Lycorin làm ức chế sự tổng hợp vitamin C trong cây cỏ, làm ngừng sự phát triển của virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt và enzyme polypeptidase. Lycorin có độc tính cấp tính thấp.

+ Lycorin-O-glycosid ở mức liều microgam kích thích tế bào lympho lách chuột nhắt trắng, có tác dụng điều hòa miễn dịch. Pseudolycorin có tác dụng làm ngưng sự phát triển của tế bào Hela, ngăn cản sự tổng hợp protein trong tế bào u báng và làm chậm tổng hợp DNA. Hipparin ức chế một cách hồi phục sự thụ tinh của chuột cống đực.

+ Trong bài nghiên cứu về tác dụng hồi phục tổn thương tế bào lympho T và dòng tủy của viên nang Crila-dịch chiết alkaloid toàn phần của lá cây tring nữ hoàng cung – Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự đã nghiên cứu trên chuột bị chiếu tia gama thực nghiệm có tác dụng sau đây: hồi phục, tăng sinh tế bào dòng lympho cả số lượng dòng T, NK và tăng chức năng chế tiết IL2, TNF; có khả năng hồi phục bậc cầu trung tính và bạc cầu ưa acid của dòng tủy về trị số sinh học.

Tác  dụng:

+ Hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải dộc, thông lạc hoạt huyết.

    Chủ trị:

    + Trị mụn nhọt lở độc, đòn ngã, viêm tuyến sữa, lở trĩ và bệnh đậu mùa hay thủy đậu gây nên mụn nước mẩn thành từng mảng hình dải. Có nơi còn dùng trị ung thũng sang độc, đòn ngã gãy xương, đau đầu và đau khớp xương.

    + Các dạng bệnh: U xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, u ở vú, khối u ở cổ, bướu cổ viêm họng, viêm loét dạ dày tá tràng, phong thấp, mụn nhọt… dùng lá Trinh nữ hoàng cung uống đều có kết quả.

    + Dùng ngoài xoa bóp để chữa tê thấp, đau nhức, thấp khớp, mụn nhọt, áp xe mưng mủ, chữa đau tai.

    7. Kiêng kỵ:

    + Nên uống lá Trinh nữ hoàng cung sau khi đã ăn no. Phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ sẩy thai.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:

    - Lá Trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng đắp nơi đau.

    - Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g, Huyết giác 20g, lá Cối xay 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.

    - Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (Kinh nghiệm Ấn độ).

    + Chữa ho, viêm phế quản:

    - Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    + Chữa u xơ tuyến tiền liệt (đái không thông, đái đêm, đái buốt, đái dắt ở người cao tuổi):

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    + Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…):

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.

    + Chữa mụn nhọt:

    - Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    + Chữa dị ứng mẩn ngứa:

    - Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày