Trúc Diệp

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Trúc Diệp: (Folium Bambusae vulgaris) + Tên khác: Lá tre. + Cây thuốc: Trúc diệp là lá của cây Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc, không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm, trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp tre ra hoa, kết quả. Cây tre là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu,...

1. Trúc Diệp: (Folium Bambusae vulgaris)

+ Tên khác: Lá tre.

+ Cây thuốc: Trúc diệp là lá của cây Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc, không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm, trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp tre ra hoa, kết quả.

Cây tre là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân rạ hoá mộc có thể cao tới 10-18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7-16cm, rộng l-2cm, mép nguyên, trên có gân song song, màu xanh nhạt. 

Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết. Cho nên nhiều người thấy cây tre nhà mình ra hoa thì cho là độc. Sự thực đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre. 

Tre vầu có nhiều loại như tre ngà Bambusa blumeana Sch, cây hóp Bambusa multiplex Roeusch. v.v... đều là cây tre. Tại Trung Quốc, người ta dùng một loại vầu gọi là Phyllostachys nigravar. henonis(Miff.) Staffa. ex Rendle thuộc cùng họ. 

+ Dược liệu: Vị thuốc Trúc diệp là phần lá, là cơ quan quan trọng của quá trình quang hợp. Lá do bẹ lá và phiến lá tạo thành, lá không có lông tớ, có 3-5 đôi gân bên song song. Lá tre có phiến lá, cuống lá, tai lái, lưới lá và bẹ lá.

+ Phân bố: Cây tre mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta va nhiều nơi khác trên thế giới. Được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, lá dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Lá tre được thu hái quanh năm, rửa sạch.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Không cần bào chế.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+ Trong Lá tre chứa chlorophyll, cholin…

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị cay, nhạt, ngọt, tính hàn.

Quy kinh: 

+ Vào kinh tâm và phế.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng:

 Lợi tiểu tiện, thanh tâm hoả.

    Chủ trị:

    + Dùng trong các loại bệnh nhiệt, miệng khát tim bồn chồn.

    7. Kiêng kỵ:

    +  Người không thấp nhiệt và phụ nữ có thai không nên dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Khát do bệnh do sốt gây ra: Dùng phối hợp trúc diệp với thạch cao và mạch đông dưới dạng trúc diệp thạch cao thang.

    + Tâm hỏa biểu hiện như loét miệng hoặc lưỡi; hoặc tâm hỏa chạy xuống tiểu tràng biểu hiện như đái vặt: Dùng phối hợp trúc diệp với mộc thông, sinh địa hoàng dưới dạng đạo xích tán.

    + Liều dùng: 6-15g