Tử Thảo

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tử Thảo: (Radix Lithospermi) + Tên khác: Cỏ ngọc, Ngạnh tử thảo + Cây thuốc: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,6-1,2m. Thân mọc đứng, có nhiều lông, ngọn uốn cong. Lá mọc so le, cứng, hình mác thuôn, mép nguyên, hai mặt nháp. Hoa màu trắng, sau ngả màu vàng nhạt. Quả hình trứng, đường kính khoảng 3mm, màu trắng, nhẵn bóng, có đài tồn tại. + Dược liệu: Tử thảo dùng rễ (thân rễ). Nên chọn rễ to lớn hơn đầu đũa, khi phơi khô có màu vàng, hoặc màu nâu tía, khi khô rất dai khó gãy, thường có rễ cái ít phân...

1. Tử Thảo: (Radix Lithospermi)

+ Tên khác: Cỏ ngọc, Ngạnh tử thảo

+ Cây thuốc: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,6-1,2m. Thân mọc đứng, có nhiều lông, ngọn uốn cong. Lá mọc so le, cứng, hình mác thuôn, mép nguyên, hai mặt nháp. Hoa màu trắng, sau ngả màu vàng nhạt. Quả hình trứng, đường kính khoảng 3mm, màu trắng, nhẵn bóng, có đài tồn tại.

+ Dược liệu: Tử thảo dùng rễ (thân rễ). Nên chọn rễ to lớn hơn đầu đũa, khi phơi khô có màu vàng, hoặc màu nâu tía, khi khô rất dai khó gãy, thường có rễ cái ít phân nhánh, đầu lớn đui rễ nhỏ, đầu thân rễ có nhiều lông tơ, gần giống như vị Phòng phong. Liều dùng: 3-10g

+ Bộ phận dùng: Rễ (Radix Lethospermi).

+ Phân bố: Tử thảo cây chưa thấy trồng khai thác ở ta, phần nhiều được nhập nơi khác.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào mùa xuân lúc cây mọc mầm hoặc mùa thu sau khi lấy quả, loại sạch đất, cát rồi phơi hay sấy khô. Không rửa nước để tránh các hoạt chất bị phân hủy.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Chưa có tài liệu nào đề cập đến cách bào chế tử thảo.

Bảo quản:

+ Để nơi khô ráo, tránh ẩm, mốc.

4. Thành phần:

+ Chữa Hoạt chất: Acetylshikonin, shikonin, alkannan, isobutyrylshikonin, teracrylshikonin, B-dimethylacryloylshikonin, Bhydroxyisovalerylshikonin.

+ Rễ tử thảo có shikonin, acetyl shikonin, β, β’ - dimethylacryl - shikonin, isobutylshikonin, β - hydroxyisovaleryl - shikonin, teracryl shikonin, isovaleryl shikonin, α - methyl - n - butylshikonin, deoxyshikonin, alkannin, anhydro alkannin, các lithospemiidin A và B, các shinokofuran A, B, C, D, E và một chất tương tự 1,4 - benzoquinon của shikoiiofuran E.

+ Ngoài ra, rễ còn có intemiedin, myoscopin, hydroxymyoscopin, các lithosperman A, B, C, acid rosmarinic, acid lithospermic.

+ Theo Tani Musato và cs., 1992, tử thảo nuôi cấy mô chứa nhiều oligogalacturonid có thể tạo ra sinh tổng hợp sắc tố naphtoquinon, dẫn chất shikonin. Có 1 oligogalacturonid mạch thẳng có dây nối α - 1,4 gồm trung bình 18 đơn vị acid galacturonic.

+ Rễ tử thảo Tân Cương (Arnebia euchroma (Royle) I.M.Johnst.) chứa shikonofuran, 4 - deoxymethyllosiodiplodin, arnebinol, acid tormentic, O9- angeloyretronecin, arnebifuranon, O - demethylalosiodiplodin.

 

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Vị ngọt, tính hàn

Quy kinh: 

 + Vào kinh tâm, can

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Phần trên mặt đất và rẽ tử thảo chứa chất có tác dụng ức chế tiết nội tiết tố hướng sinh dục từ tuyến yên. Cao tử thảo, tiêm cho động vật thí nghiệm, ức chế động dục, ức chế chức năng buồng trứng và tinh hoàn. Hoạt tính của tuyến giáp cũng bị giảm. Cao tử thảo gây sẩy thai trong thai kỳ đầu ở thỏ và chuột nhắt. Các kết quả nghiên cứu gợi ý là có thể dùng chế phẩm bào chế từ tử thảo làm thuốc chống sinh sản.

+ Cao nước rễ tử thảo làm giảm rõ rệt mức glucose trong huyết tương chuột nhắt trắng. Từ cao nước này, đã tách phân đoạn có hoạt tính chứa các lithospemian A, B và C với các trọng lượng phân tử : 6.700, 750.000 và 280.000, tương ứng. Cả ba chất này biểu lộ hoạt tính hạ đường máu một cách độc lập ở chuột nhắt trắng bình thường cũng như ở chuột gây đái tháo đường với aloxan.

+ Tử thảo có hoạt tính kháng đột biến mức độ vừa đối với benzo (a) pyren trong thử nghiệm dùng hệ Salmonella tiểu thể, với sự có mặt của benzo (a) pyren. Shikonin gây biến đổi ở dòng tế bào bệnh bạch cầu tiền tủy bào người HL 60 nuôi cấy. Nó gây sự phân đoạn DNA thành những bội số của 180 bp, và tăng tỷ lệ % những tế bào giảm bội, xác định bằng phương pháp đếm tế bào lưu tốc; sau khi nhuộm bằng propidium iodid. Sự tăng những tế bào giảm bội diễn ra sau sự hoạt hóa của enzym đóng vai trò quan trọng là caspase - 3. Sự phân đoạn DNA gây bởi shikonin hoàn toàn bị ức chế trong trưòng hợp xử lý trước với một chất ức chế đặc hiệu của caspase, cho thấy cơ chế gây chết tế bào của shikonin. Shikonin có hoạt tính chống ung thư cao đối với tế bào u báng sarcom 180 ở chuột cống trắng; ức chế hoàn toàn sự phát triển của u ở liều 5-10 mg/kg/ngày.

Tác dụng:

+  Thanh thấp nhiệt, giáng hỏa, thanh huyết, nhuận trường

    Chủ trị:

    + Ban sởi mọc chưa hoàn toàn do nhiệt độc trong máu; nốt ban xuất huyết; phòng sởi.

    + Trị đại tiện bí kết do huyết nhiệt gây nên.

    + Phỏng, mụn, nhọt, bỏng và tổn thương do hàn.

    7. Kiêng kỵ:

    + Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng không dùng.

    + Đang bị đậu mùa không dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị lên đậu, bên trong có nhiệt, đậu chỉ mọc lờ mờ, không mọc hẳn lên được: Tử thảo, Cam thảo, Đương quy, Ma hoàng, Thược dược, mỗi vị 10-12g. Sắc uống. (Tử Thảo Ẩm II – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

    + Trị huyết nhiệt, phát sốt (ôn bệnh): Tử thảo 12g, Cam thảo 4g, Chỉ xác 10g. Sắc uống. Tác dụng: Lương huyết, giải nhiệt, lợi khí. (Tử Thảo Cam Thảo Chỉ Xác Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

    + Chữa ban sởi mọc chưa hoàn toàn do nhiệt độc trong máu: Tử thảo 12g, Thuyền thoái 10g, Ngưu bàng tử 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa nốt ban xuất huyết: Dùng Tử thảo 12g, Xích thược 14g, Mẫu đơn bì 14g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa lên sởi phòng sởi: Tử thảo 12g  Cam thảo đất 14g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa mụn, nhọt, do nhiệt: Tử thảo 12g, Đương qui 12g,  Bạch chỉ 12g, Huyết kiệt 1kg tán nhuyễn, bôi, xoa ngoài da. (Kinh Nghiệm Dân Gian).