Tục Đoạn

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tục Đoạn: ( Radix Dipsaci) + Tên khác: Tiếp cốt thảo, Xuyên đoạn ,Sâm nam, Đầu vù, Rễ kế. + Cây thuốc: Tục đoạn là cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống. Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ...

1. Tục Đoạn: ( Radix Dipsaci)

+ Tên khác: Tiếp cốt thảo, Xuyên đoạn ,Sâm nam, Đầu vù, Rễ kế.

+ Cây thuốc: Tục đoạn là cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống. Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thuỳ, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên. Cụm hoa hình trứng hav hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm. Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.

+ Dược liệu: Rễ hình trụ, hơi cong queo, đầu trên to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, dài 8 - 20 cm, rộng 0,4 - 1 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ bì nằm ngang và những đoạn rễ con còn sót lại. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, tầng sinh libe-gỗ màu nâu, bó libe-gỗ màu nâu nhạt, sắp xếp thành tia toả ra.

+ Phân bố: Mọc hoang ở các savan cỏ có đất vôi và sét, độ cao 1.400-1.700m tại Trung Quốc ( chủ yếu tại  Hồ Bắc ,Tứ Xuyên, Vân Nam...) và miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất ở Sapa, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang. Bắt đầu được khai thác vào khoảng từ năm 1935.

+ Xuất xứ: Hồ Bắc, Trung Quốc .

+ Bộ phận dùng: Rễ, củ. Sau khi loại bỏ những củ bị xơ, củ được thái lát và đem phơi nắng.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Vào các tháng 8-10 đào lấy rễ, cắt bỏ mẩu thân và rễ con, phơi khô hay sấy khô là được. Nhưng cũng có nơi đào rễ, cắt bỏ đầu và rễ con như trên rồi dùng củi gỗ hun cho rể mềm, chất thành đống, đậy bao tải lên đợi cho rễ ẩm lại và chờ cho đến khi mặt vỏ ngoài có vàng hay hơi xám, giữa rễ có màu xanh thì đưa ra phơi khô hay sấy khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Tục đoạn chế rượu: dùng 1 lít rượu cho 10kg tục đoạn đã rửa và thái lát. Phun đều rượu vào tục đoạn ủ trong 30 phút đến 1 giờ. Cho tục đoạn vào chảo duy trì nhiệt độ vừa phải sao đến khi có màu hơi đen.

+ Diêm tục đoạn: 0,2kg muối/10kg tục đoạn. Hòa muối vào 0,5 lít nước sau đó phun vào thục đoạn, ủ 30 phút đến 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.

Bảo quản:

+ Tục đoạn để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc.

4. Thành phần:

+ Tục đoạn ít được nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu cũng chưa được thống nhất. Trong đó, phần lớn cho rằng tục đoạn có chứa tinh dầu, tanin và chất có tên là dipsacin. Một số tài liệu cho rằng trong tục đoạn có một anclaoit gọi là lamiin, ít dầu và chất màu.

+ Sơ bộ các nghiên cứu tục đoạn của Việt Nam cho thấy dịch chiết tục đoạn có vị hơi ngọt, sau hơi se lưỡi, có phản ứng với giấy quỳ, phản ứng tanin rõ rệt và cho phản ứng dương với các thuốc thử chung của ancaloit, có đường và có thể có saponin (Lê Ánh, 1961, Bộ môn dược liệu)

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị:

+ Vị đắng hơi ôn. (Bản kinh) 

+ Tính ôn hơi đắng, hơi chua. (Trấn nam bản thảo)

+  Đắng ngọt, cay, hơi ôn, không độc. (Bản thảo kinh sơ)

Quy kinh:

 + Vào kinh can và thận. (Lôi công dược tính giải)

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.

+ Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 - 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu.

+ Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh. 

Tác dụng:

+ Bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau, an thai.

+ Được dùng làm thuốc bổ toàn thân, thuốc dịu đau.

+ Hoạt huyết, khử ứ, giảm đau, sưng trong những trường hợp bị té ngã, bầm tím, gãy xương.

Chủ trị:

Chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.

+ Chữa đau đớn do bị ngã, bị thương, còn có tác dụng lợi sữa, an thai, cầm máu. 

+ Trị sưng, lở, mụn nhọt do nhiệt độc. Tiểu ra máu.

+ An thai, thai động không yên.

7. Kiêng kỵ:

+ Âm hư hỏa thịnh thì kiêng dùng tục đoạn.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Chữa động thaiTục đoạn (tẩm rượu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nước gừng rồi sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo đỏ (táo Trung Quốc) viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm. 
Chữa phụ nữ có thai 2-3 tháng mà động thai. 

+ Bài tử mẫu bí lục cứu người, đẻ xong lúc nóng lúc rét phiền muộn: Tục đoạn 40g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. 

+ Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng: Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 - 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.

+ Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân: (Tiếp cốt tán) chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.

+ Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài: Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.