Tỳ Giải

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Tỳ Giải: ( Rhizoma Dioscoreae ) + Tên khác: Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế, Xuyên tỳ giải, Tất giã , Phấn tỳ giải. + Cây thuốc: Tỳ giải là loại cây leo, sống lâu năm, thân nhỏ gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, có nhiều gân nổi rõ. Lá kèm biến thành tua cuốn. Rễ phình thành củ, mặt ngoài màu vàng nâu, trong màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành bông. Quả nhỏ có dìa như cánh. + Dược liệu: Vị thuốc Tỳ giải là phần thân rễ có phiến vát không...

1. Tỳ Giải: ( Rhizoma Dioscoreae )

+ Tên khác: Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế, Xuyên tỳ giải, Tất giã , Phấn tỳ giải.

+ Cây thuốc: Tỳ giải là loại cây leo, sống lâu năm, thân nhỏ gầy. Lá mọc so le, hình trái tim, cuống lá dài, có nhiều gân nổi rõ. Lá kèm biến thành tua cuốn. Rễ phình thành củ, mặt ngoài màu vàng nâu, trong màu trắng vàng, chất cứng, vị đắng. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành bông. Quả nhỏ có dìa như cánh.

+ Dược liệu: Vị thuốc Tỳ giải là phần thân rễ có phiến vát không đều, cạnh không đều, kích thước thay đổi, dày 2-5 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc đen hơi nâu, có rải rác vết cúa các rễ nhỏ, dạng hình nón nhô lên. Mặt cắt màu trắng hơi xám đến màu nâu hơi xám, các đốm màu nâu hơi vàng của các bó mạch rải rác. Chất xốp hơi có dạng bọt biển. Mùi nhẹ, không rõ rệt, vị hơi đắng.

+ Phân bố: Hiện nay chưa thấy ở Việt Nam, tuy nhiên ta vẫn khai thác với tên tỳ giải một số cây thuộc họ Hành (Alliaceae) và họ Củ nâu (Dioscoreaceae) nhưng chưa xác định tên khoa học chắc chắn. Tỳ giải ta khai thác được dùng trong nước và xuất khẩu. Cây Dioscorea tokoro mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam ... 

+ Xuất xứ: Chiết Giang , Trung Quốc .

+ Bộ phận dùng: Tỳ giải dùng thân rễ. Nên chọn loại chắc, khi thái lát phơi khô có màu nâu, hoặc  trắng ngà, đều, không mối mọt là tốt, loại thâm đen cũ nát mối mọt là thứ xấu. Không nhầm với củ Thổ phục linh còn gọi Thổ tỳ giải củ có màu nâu hơn, dây không có gai.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Tỳ giải khai thác quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Đào củ về, rửa sạch đất, phơi khô có khi thái thành từng miếng mỏng rồi mới phơi cho chóng khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y: Bỏ hết rễ con, rửa sạch đất cát, thái lát, phơi khô, dùng sống.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch bằng bàn chải, ủ mềm đều, bào hay thái mỏng, phơi khô (thường dùng). 

Bảo quản :

+ Dễ bị mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, kín, phơi thật khô, cho vào thùng kín. Nếu chớm bị mốc mọt có thể sấy hơi diêm sinh.

4. Thành phần:

+ Năm 1936, các nhà hoá học Nhật Tsukano và Ueno đã tách được diosgenin từ củ tỳ giải. Đây là sapogenin steroid đầu tiên được biết có nối đôi ở 5-6. Ngoài ra trong tỳ giải còn có những sapogenin khác: yonogenin (25R, 5b -spirostan 2b , 3a -diol); tokorogenin (25R, 5b -spirostan 1b ,2b ,3a -triol); kogagenin (25R, 5b -spirostan 1b ,2b , 3a ,5b -tetraol); igagenin (25R,5b -spirostan 2b ,3a ,27-triol); isodiotigenin (25R, 5b -spirostan 2b ,3a ,4b -triol). Tỷ lệ sapogenin toàn phần 1-1,5%.

5. Tính vị- quy kinh:

Tính vị:

Vị đắng, tính bình.

Quy kinh:

Vào kinh can và vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng :

+ Trừ thấp nhiệt, Trị phong thấp, giải độc, lợi tiểu, mụn nhọt, chàm

Chủ trị:

+ Trị bạch trọc, lưng cốt tê đau, cớ bắp đau, cứng, viêm bàng quang, tiểu buốt.

7. Kiêng kỵ:

Thận, âm suy, hoả vượng không nên dùng.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị hai chân nhức mỏi, lở ngứa (do thấp nhiệt): Tỳ giải 14g, Ý dỹ 16g, Ngưu tất 14g, Hà thủ ô 12g, Mộc qua 12g, Đỗ trọng dây 12g, Đương quy 14g, Đơn sâm 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

+ Trị tiểu nhiều lần nước tiểu đục có chất nhờn: Tỳ giải, Ô dược, Ích trí nhân, Thạch xương bồ, lượng bằng nhau. Tán bột mịn, mỗi lần uống 8-12g, cho ít muối sắc nước uống nóng.

+ Chữa tiểu cặn lắng, sỏi tiết niệu: Tỳ giải, Kim tiền thảo, Ý dỹ, Cỏ xước, Ô dược mỗi vị 12-16g. Sắc uống nhiều ngày.

+ Chữa đau lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, viêm tiết niệu (do thấp nhiệt) : Sinh địa 20g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 14g, Sơn thù 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Tỳ giải 12g, Hoàng bá 12g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.

+ Chữa tiểu đục mãn tính : Tỳ giải, thạch xương bồ, ích trí nhân, ô dược, sinh cam thảo. Các vị bằng nhau, muối ăn 1g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trước khi ăn.