Vương Bất Lưu Hành

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Vương Bất Lưu Hành: (Semen Vaccariae) + Tên khác:  Tiễn kim hoa, Cấm cung hoa (Nhật hoa bản thảo), Kim tiễn đao thảo, Kim trản ngân đài (Bản thảo cương mục), Vương lưu, Hài nhi, Giác cảo, Nga cảo, Mộc lam tử, Mạch lam tử, Tiễn kim tử, Trường cổ thảo (Hòa hán dược khảo), Xộp, Trâu cổ,Vẩy ốc, Xồm xộp, Cây Trộp, Sung thằn lằn, Cơm lênh, Bị lệ, Mộc liên, Mộc màn thầu. + Cây thuốc: Vương bất lưu hành là một loại cây leo trên đá hoặc trên các cây cổ thụ lớn, có thể dài tới 5-10m. Đường kính thân cây cso thể lên tới 1cm,...

1. Vương Bất Lưu Hành: (Semen Vaccariae)

+ Tên khác:  Tiễn kim hoa, Cấm cung hoa (Nhật hoa bản thảo), Kim tiễn đao thảo, Kim trản ngân đài (Bản thảo cương mục), Vương lưu, Hài nhi, Giác cảo, Nga cảo, Mộc lam tử, Mạch lam tử, Tiễn kim tử, Trường cổ thảo (Hòa hán dược khảo), Xộp, Trâu cổ,Vẩy ốc, Xồm xộp, Cây Trộp, Sung thằn lằn, Cơm lênh, Bị lệ, Mộc liên, Mộc màn thầu.

+ Cây thuốc: Vương bất lưu hành là một loại cây leo trên đá hoặc trên các cây cổ thụ lớn, có thể dài tới 5-10m. Đường kính thân cây cso thể lên tới 1cm, vỏ thân xù xì có từng đốt ngắn không đều. Ở đốt mọc ra các rễ, có hai loại cành. Những cành không mang hoa có lá nho dài 0,6-2,5cm, hình như vảy ốc do đó còn có tên vảy ốc. Cành mang hoa có lá to và dày, đế hoa lõm. Quả thực ra là một loại quả giả vì cấu tạo bởi một đế hoa lõm hình chén, miệng khép kín, ở giữa có một lỗ thủng con, quả dài độ 4cm, đường kính độ 3cm.

+ Dược liệu: Dược liệu là Hạt hình tròn cân cắn, đầu tiên sắc trắng khi chín chuyển màu đen giống hạt của cây phượng tiên hoa.

+ Bộ phận dùng: Hạt, quả. Quả bằng chiếc khuy áo con (0,5cm) đen, có nhiều đốm nhỏ. Quả mẩy, hạt đều đen, rắn chắc, không xốp mọt là tốt.

+ Phân bố: Dược liệu nhập hoàn toàn từ Trung Quốc. Cây Xộp Việt nam mọc hoang khắp vùng đồng bằng và miền núi. Do tên khoa học có khác nhau nên cần nghiên cứu thêm.

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

2. Thu hái - sơ chế:

+ Thu hoạch  vào mùa thu, cắt lấy toàn thảo, phơi khô, khiến quả tự nhiên tách ra, sau đó đánh hạt rơi xuống, bỏ đi tạp chất, phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Theo Trung Y:

- Bổ làm đôi, phơi nắng nhẹ, cho rơi hết hột, nạo bỏ vỏ ngoài mà dùng.

- Bỏ tạp chất, sao cho nứt thành mảng trắng, khô độ 7/10 lấy ra để nguội.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bổ đôi, cạo bỏ hạt (nếu còn). Lúc bốc thuốc thang giã dập (thường dùng). Có thể giã dập, tẩm rượu, sao qua (hành huyết).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió.

4. Thành phần: Trong hạt vương bất lưu hành chứa 4 loại vac- segoside A, B, C, D; còn hàm chứa flavonoid, như vaccarin, isosaponarin; ngoài ra còn hàm chứa phytin, phospholipid, stigmasterol v.v…

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: 

+ Trung dược học: Đắng, bình.

+ Bản kinh: Vị đắng, bình.

+ Ngô phổ bản thảo: Kì Bá, Lôi Công: Ngọt.

+ Biệt lục: Ngọt, bình, không độc.

+ Bản thảo tiện độc: Đắng vừa cay, bình.

Quy kinh: 

+ Trung dược học: Vào kinh Can, Vị.

+ Cương mục: Dương Minh, xung, nhâm.

+ Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Can.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Thực nghiệm trên súc vật chứng minh: Nước sắc của Vương bất lưu hành bỏ kali có tác dụng hưng phấn cổ tử cung rõ rệt, cồn ngâm kiệt tác dụng còn rõ mạnh. Thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư phổi.

Tác dụng:

+ Hành huyết thông kinh, thúc dục sinh xuống sữa, tiêu sưng thu liễm vết thương.

+ Hoạt huyết tiêu sưng.

+ Ngừng tâm phiền mũi chảy máu cam, ung nhọt vết thương ghẻ độc, vú nhọt rò, đàn bà sanh khó(Biệt lục).

+ Đạo dẫn mẹ con, lợi vết thương nhọt loét, chủ trị lỵ (Trân châu nang).

+ Lợi tiều tiện (Cương mục).

    Chủ trị:

    + Trị phụ nữ kinh bế, sữa không thông, khó sanh, huyết lâm, nhọt sưng, vết thương do kim khí xuất huyết.

    + Trị khối sưng ứ huyết và nhọt vết thương sưng độc.

    + Trị vết thương do kim khí, cầm máu đuổi đau, ra gai nhọn, trừ phong tý lạnh bên trong.

    + Trị phong độc, thông huyết mạch (Dược tính luận).

    + Trị phát bối, du phong, phong chẩn, đàn bà huyết kinh không đều và sanh khó (Nhật Hoa tử bản thảo).

    + Trị đinh nhọt (Bản thảo tòng tân).

    7. Kiêng kỵ:

    + Thận trọng khi dùng ở phụ nữ có thai. Bệnh thất huyết, bệnh băng lậu không dùng.

    + Không có ứ trệ, ra máu nhiều, có thai thì không nên dùng.

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Trị rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ hoặc mất kinh do huyết trệ: Dùng Vương bất lưu hành với Ðương qui, Xuyên khung, Hồng hoa và ích mẫu.

    + Thiếu sữa sau đẻ: Dùng Vương bất lưu hành với Xuyên sơn giáp và Thông thảo. Nếu khí huyết hư, gia thêm Hoàng kỳ và Ðương qui.

    + Viêm vú có sưng và đau vú: Dùng Vương bất lưu hành với Bồ công anh, Kim ngân hoa và Qua lâu.

    - Hoặc dùng Bồ công anh 50g, Vương bất lưu hành 25g, sắc nước uống, tất cả trị 28 ca viêm tuyến vú cấp tính. Kết quả đều uống 1 thang chuyển biến tốt rõ rệt, 2 ~3 thang bệnh khỏi, không 1 ca nào hoá mủ. (Giang Tây Trung y dược 1986,(2:46).

    + Trị ung nhọt sưng: Vương bất lưu hành (nghiền nhỏ) 2 thăng, Cam thảo 5 lượng, Dã cát  2 lượng, Quế tâm 4 lượng, Đương qui 4 lượng. Năm vị trên hợp sàng. Dùng rượu uống thìa 1 tấc vuông, ngày 3 lần đêm 1 lần.

    + Trị đầu phong vẩy trắng: Vương bất lưu hành, Hương bạch chỉ phân lượng bằng nhau nghiền nhỏ, khô thấm 1 đêm, chải bỏ.(Thánh huệ phương).

    + Trị di tinh liệt dương: Rượu cây vương bất lưu hành: Cành lá phơi khô 100g, Đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10 - 30ml rượu.

    + Trị sỏi tiết niệu: Trung Học Năng dùng bài Nhị tử hóa ứ bài Thạch thang ( Vương bất lưu hành, Cấp tính tử, Xuyên ngưu tất, Chỉ xác, Sinh Kê nội kim, Thạch vỹ, Biển súc) trị 95 ca sỏi tiết niệu ( Sỏi thận 32 ca, sỏi đa phát 10 ca, sỏi niệu quản phần trên 19 ca, phần giữa 12 ca, phần dưới 21 ca, sỏi bàng quang 1 ca. Chụp kiểm tra 122 ca, trong đó sỏi đường kính trên 0,6cm 34 hòn, trên 1cm 10 hòn. Trị hết 65 ca, có kết quả 19 ca, tỷ lệ có kết quả 88,4%, không kết quả 11 ca. Trong 65 ca khỏi, bình quân uống thuốc 89 thang, hòn sỏi tống ra to nhất là 2,0 x 1,0 cm. Tác giả có nhận xét là dùng thuốc hóa ứ đối với sỏi là có lợi. Trong bài Vương bất lưu hành, Xuyên Ngưu tất có tác dụng điều chỉnh pH của nước tiểu ở mức 6,5 - 7,0, có thể làm mòn và tan sỏi ( Tạp chí Trung y 1986,27(11):36). Theo kinh nghiệm, trị sỏi kết hợp với Kim tiền thảo.

    Ngoài ra, theo cac tài liệu cổ và kinh nghiệm của nhân dân, quả Xộp là một vị thuốc bổ chữa được di tinh, liệt dương, đau lưng, lî lâu ngày, lòi dom, tắc tia sữa. Vương bất lưu hành có thể làm mức ăn được.