Xuyên Tiêu

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1.Xuyên Tiêu: (Fructus Zanthoxyli). + Tên khác: Hoa tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ, Tiêu thích, Ba tiêu, Sưng, Hoàng, Lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù chấm, Xuyên tiêu.  + Cây thuốc: Cây nhỏ leo với thân hơi đen, có gai, mọc thành bụi cao khoảng 1-2m, có nhiều nhánh màu đỏ nhạt, vươn dài có thể tới 10m, có gai ngắn, cong về phía dưới. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 18-25cm, có 2-3 đôi lá chét mọc đối; phiến lá chét hình trái xoan, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng mỏng, mặt trên màu lục sẫm,...

1.Xuyên Tiêu: (Fructus Zanthoxyli).

+ Tên khác: Hoa tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ, Tiêu thích, Ba tiêu, Sưng, Hoàng, Lực, Dã hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù chấm, Xuyên tiêu. 

+ Cây thuốc: Cây nhỏ leo với thân hơi đen, có gai, mọc thành bụi cao khoảng 1-2m, có nhiều nhánh màu đỏ nhạt, vươn dài có thể tới 10m, có gai ngắn, cong về phía dưới. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 18-25cm, có 2-3 đôi lá chét mọc đối; phiến lá chét hình trái xoan, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng mỏng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn; hai mặt của gân chính đều có gai. Hoa mọc thành chùm hoặc thành chùm xim co, đơn độc hay tập hợp thành bó ở nách lá. Quả có 1 đến 5 ô dính quanh trục, có phần ngoài nhăn nheo, phần trong vàng, nhăn, như giấy da, tách ra được. Mỗi ô chứa một hạt, có vỏ dày, cứng bao bởi một màng màu đen nhánh.

+ Dược liệu: Quả nang , khi chín nứt thành 2 mảnh vỏ, mặt ngoài màu nâu xám. có nhiều điểm tinh dầu và vân sừi hình mạng, mặt trong màu trắng xám, nhẵn bóng. Mùi thơm, vị cay tê lưỡi.

+ Phân bố:  Mọc hoang khắp nước ta, nhiều nhất ở tỉnh miền núi như Phú Thọ, Lào Cai , Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên. 

+ Xuất xứ: Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Quả đã phơi khô của nhiều loài xuyên tiêu Znthoxylum spp, họ Cam Rutaceae.

2. Thu hái - sơ chế: Hái các chùm quả chín già, phơi khô, bảo quản tránh  mốc mọt.

3. Bào chế - bao quản:

Bào chế:
+ Theo Trung Y: Sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứng đâm giã cho tróc vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng hoặc chỉ sao nóng đổ lên miếng giấy sạch đặt trên đất, lấy bát úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặt là được.

Bảo quản: 
Đậy kín, để chỗ khô, ráo, tránh nóng.

4. Thành phần:

+ Gỗ xuyên tiêu có 2 chất phenylpropanoid là Me nitinoat và dihydrocuspidiol và một benzodioxan typ lignan là nitidanin (CA 124: 23644 e).

+ Xuyên tiêu có các alcaloid chelerythrin, nitidin, (+) – magnoílorin, (+) – menisperin, (+) – tembetarin, (-) – cis – N – methylcanadin, N, N, N – trimethyltryptamin và (+) – isotembetarin (Masataka Moriyasu và cs, 1997).

+ Rễ có các alcaloid nitidin clorid, oxynitidin, dihydronitidin, 6 – methoxy – 5, 6 – dihydro – chelerythrin, – a – alocryptopin, skimiamin.

+ Quả có tinh dầu 1,2% (tính theo dược liệu khô kiệt). Tinh dầu này có tính chất gây tê. Lá có tinh dầu và vitexin.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị cay tính nhiệt.

Quy kinh: Vào kinh thận, tỳ, vị.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Các hoạt chất nitiđin và chelerythrin có tác dụng chống ung thư. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cấy ghép u báng Ehrlich, thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột thí nghiệm. Tác dụng này có liên quan đến khả năng ức chế sinh tổng hợp DNA và giảm chỉ số gián phân tế bào của thuốc. Đối với tế bào ung thư phổi Lewis và ung thư mũi họng KB, các hoạt chất trên cũng có tác dụng tương tự. Trên lâm sàng đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, thuốc cũng có tác dụng nhất định.

+ Thí nghiệm trên chuột cống trắng gây phù bàn chân bằng carragenin, hoạt chất nitidin có tác dụng chống viêm rõ rệt, liều có tác dụng ức chế viêm 50% – ED50 = 100 mg/kg thể trọng.

Tác dụng: Ấm trung tiêu, tán hàn, chỉ thống, bài nùng.

    Chủ trị: Trị các chứng đau bụng, lạnh bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, trị giun, sán lãi.

    7. Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng

    8. Một số cách dùng thông dụng:

    + Chữa các chứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có lãi đũa: Xuyên tiêu, Can khương, Nhân sâm. Sắc nước bỏ bã, gia đường phèn uống nóng. Tác dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống. (Đại Kiến Trung Thang).

    + Trị hư lao, gối lạnh, liệt dương, tay chân mỏi: Xuyên tiêu 40g, Lộc nhung 80g, Ngưu tất 60g, Nhục thung dung 40g, Phòng phong 1,2g, Phụ tử 40g, Quế tâm 1,2g, Thỏ ty tử 80g, Tục đoạn 40g, Viễn chí 1,2g, Xà sàng tử 40g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm. Tác dụng: Ôn thận dương, ấm lưng gối, mạnh gân xương. (Xuyên Tiêu Hoàn – Kê phong Phổ Tế Phương).

    + Trị vào tháng hè cảm hàn thấp, tiêu chảy không ngừng: Nhục đậu khấu 20g, Xuyên tiêu 40g. Tán bột, trộn với bột gạo hồ làm hoàn. Ngày uống 12-16g với nước cơm. (Xuyên Tiêu Hoàn II – Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Lục Phương).

    + Chữa rắn cắn: Xuyên tiêu, phối hợp với hạt Hồng bì, rễ Ðu đủ làm thành bột bôi xung quanh vết cắn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

    + Chữa sỏi Gan, sỏi Mật: Nhân trần 20g, Kim tiền thảo 30g, Cỏ xước 30g, Quả dứa dại 20g, Cỏ mực 16g, Chỉ xác 8, Cam thảo 4g. Sắc uống  ngày 1 thang. (Lương Y Uông Nhuyến)