Bí Quyết Để Sống Lâu

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 18/04/2016

   Cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực y học, việc giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn đã giúp cho tuổi thọ con người ngày càng tăng lên. Đầu thập niên 50 của thế kỷ này, tuổi thọ bình quân của con người là 47 nhưng cho đến những năm 90 là 65 và gần đây nhiều nước đạt trên 80 tuổi. Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần lưu ý.

1. Giữ tinh thần luôn vui tươi thoải mái, tránh ưu tư

+ Người xưa có câu "Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu" nghĩa là tinh thần vui vẻ lạc quan thì sẽ sống lâu hơn người hay ưu tư lo lắng. Nên giữ cho cơ thể dù có thân lão nhưng tâm bất lão. Trái lại, lối sống kiểu hiện đại ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe: cuộc sống căng thẳng, mất thăng bằng, lao động quá mức, ăn uống quá dư thừa, ngủ nghỉ không đầy đủ, thiếu rèn luyện thân thể, trạng thái tình cảm không ổn định chính là những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ hiện nay:

a) Sinh hoạt điều độ

+ Điều độ trong ăn uống: ở người cao tuổi, men tiêu hóa giảm, răng thường lung lay, rệu rạo, sức nhai kém nên khó tiêu hóa, dễ mắc bệnh dạ dày - ruột. Vì vậy việc ăn uống ở người cao tuổi cần lưu ý những điểm sau:
- Thức ăn phải thật vệ sinh sạch sẽ.
- Không nên ăn quá no, "đói mười ăn bảy", cũng không nên để quá đói mới ăn. Ắn thừa ở người cao tuổi đôi khi còn nguy hiểm hơn là ăn thiếu.
- Gầy không phải là bệnh mà béo phì mới thật sự là nguy hiểm cho người cao tuổi.
- Hạn chế ăn đồ chiên cháy vàng, nên ăn thức ăn tươi hoặc luộc.
- Ắn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như: rau, đậu, cà...
- Thức ăn cần nêm vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt.
- Về nước uống: Nước rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ở người cao tuổi, độ lọc thận giảm đồng thời cũng giảm khả năng điều chỉnh lượng nước tiểu. Có nhiều trường hợp uống nước quá nhiều 3-4 lít/ngày dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, nếu tiểu nhiều vào ban đêm thường ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ở người cao tuổi chỉ cần uống nước 1-1,5 lít/ngày là đủ.

+ Điều độ trong công việc, nghỉ ngơi, giấc ngủ.
- Sự nhà rỗi, không có việc làm ở người cao tuổi chính là điều bất hạnh. Nên làm việc vừa phải, đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi kịp thời ngay khi thấy mệt, tránh làm việc quá sức.
- Nên có giấc ngủ hợp lý, trung bình 4-8 giờ mỗi đêm, giấc ngủ sâu, không có ác mộng sẽ thấy tỉnh táo và sung sức vào ngày hôm sau.
- Ngủ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu về giấc ngủ và những tai biến tim mạch tại Mỹ cho thấy ở nhóm tuổi từ 50-59 ngủ 10 giờ mỗi đêm có số tử vong cao hơn gấp 4 lần những người ngủ từ 7 giờ mỗi đêm. Còn ở nhóm tuổi 60-69, những người ngủ 10 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tai biến về tim mạch gấp đôi những người ngủ 7 giờ mỗi đêm. Lý do ngủ nhiều ít vận động nên dễ bị xơ vữa động mạch mà bệnh này chính là yếu tố thúc đẩy cho nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
- Nếu bị mất ngủ, nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc trước, nếu không hiệu quả mới dùng đến thuốc an thần.

b) Rèn luyện thân thể

+ Rèn luyện thân thể thật sự quan trọng cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh khớp, loãng xương...
+ Đối với sức khỏe người cao tuổi, khi tập thể dục, chơi thể thao cần lưu ý khi nhịp tim tăng lên 110 lần/phút nên ngừng lại nghỉ ngơi.
+ Các loại hình nên tập là chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, chạy tại chỗ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, thái cực kiếm, Yoga...
+ Tập mỗi lần tối thiểu 30-45 phút, 3-6 lần mỗi tuần thì mới có tác dụng tốt cho sức khỏe.

2. Phát hiện sớm bệnh tật nguy hiểm

+ Càng cao tuổi càng dễ mắc bệnh, đó là quy luật tự nhiên của trời đất, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bị nguy hiểm tính mạng. Điều cần thiết là chúng ta cần phát hiện sớm những bệnh có thể nguy hiểm tính mạng cấp tính như: cao huyết áp, cơn đau thắt ngực, tai biến mạch máu não, tiểu đường, loãng xương.

a) Cao huyết áp

+ Là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, cứ 3 người cao tuổi có 1 người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 1/3 trường hợp có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, chảy máu cam...còn lại đến 2/3 trường hợp là không có triệu chứng và những người này thường chỉ phát hiện mình cao huyết áp khi đã có tai biến xảy ra như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim nếu không được theo dõi chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Để phát hiện bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi, cần phải đo huyết áp thường xuyên. Gọi là cao huyết áp khi số huyết áp trên cao hơn 14cmHg hoặc số huyết áp dưới cao hơn 9cmHg. Khi đã bị cao huyết áp phải tuân thủ đúng việc điều trị để tránh bị tai biến, cần ghi nhớ cao huyết áp là bệnh phải theo dõi và điều trị suốt đời. Không nên tự ý dùng thuốc hay tự ý ngừng thuốc hạ huyết áp. Áp dụng tốt việc điều trị không dùng thuốc sẽ hạn chế phần nào việc dùng thuốc hạ huyết áp.

b) Cơn đau thắt ngực.

+ Là một dạng thiếu máu nuôi dưỡng cho cơ tim, do sự cung cấp máu của động mạch nuôi tim gọi là động mạch vành bị trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu thường do xơ vữa động mạch vành. Diễn tiến nặng nề nhất của tình trạng thiếu máu cơ tim là dẫn đến nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong. Để phòng ngừa, bà con cần đến bác sĩ theo dõi khi đã được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim. Ngoài việc cho dùng thuốc uống hàng ngày, bác sĩ sẽ căn dặn người bệnh luôn nhớ mang theo bên mình thuốc Nitroglycerin hay Isosorbide dinitrate loại ngậm dưới lưỡi tác dụng nhanh. Khi cơn đau thắt ngực xảy ra ngậm viên dưới lưỡi và nằm nghỉ ngay. Một loại thuốc khác cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh diễn tiến đến nhồi máu cơ tim là Aspirine liều thấp dùng mỗi ngày nhưng cũng cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

c) Tai biến mạch máu não.

Thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người cao tuổi. Bệnh có biểu hiện nhẹ là liệt nửa người, nói đớ, có thể còn đi lại được, trường hợp nặng phải nằm một chỗ, tiêu tiểu tại giường, không nuốt được phải nuôi ăn qua ống, 2/3 trường hợp có liên quan đến huyết áp cao, còn lại 1/3 trường hợp xảy ra trên người có huyết áp bình thường hoặc huyết áp thấp thường có liên quan đến xơ mỡ động mạch. Một số trường hợp tai biến mạch máu não có biểu hiện là liệt nhẹ thoáng qua, nhưng bà con hay bỏ qua cho là trúng gió thông thường. Thực ra đó chính là sự khởi đầu cho tình trạng tai biến mạch máu não nặng hơn về sau. Để phòng ngừa tai biến mạch máu não các bệnh nhân có thể uống an cung ngưu hoàng hoàn 1 viên/6 tháng hoặc an thọ hoàn (ngưu hoàng thanh tâm hoàn) 5 hộp/1 đợt. Để sử dụng đúng cách và có hiệu quả hai sản phẩm này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ đông y và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

d) Tiểu đường.

+ Là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Bệnh thường không có triệu chứng đặc biệt, một số trường hợp có thể thấy nước tiểu có kiến bu, mệt mỏi, sụt cân, tiểu nhiều, ăn nhiều. Để phát hiện bệnh sớm, nên thử đường trong máu định kỳ mỗi 3-6 tháng. Người bị tiểu đường có thể nguy hiểm đến tính mạng bởi các biến chứng như: nhiễm trùng chân tay, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận... Những biến chứng này hoàn toàn có thể tránh được nếu phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát tốt đường trong máu.

e) Loãng xương.

+ Bệnh thường không gây triệu chứng gì nhưng biến chứng của nó đôi khi rất nguy hiểm như gãy cổ xương đùi. Hầu hết những người gãy cổ xương đùi đều tử vong trong vòng 1-5 năm sau đó vì những biến chứng tiếp theo sau gãy cổ xương đùi như suy kiệt, loét da, nhiễm trùng... do vậy chúng ta cần lưu ý và phát hiện sớm loãng xương bằng xét nghiệm đo mật độ xương.

+ Các nhóm bệnh khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi như: đau khớp, đau lưng, mất ngủ... cũng cần được quan tâm và điều trị đúng phương pháp.

3. Lưu ý

a) Khi dùng thuốc ở người cao tuổi cần lưu ý 5 nguyên tắc sau.

1. Chỉ dùng thường xuyên theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc dù chỉ là thuốc bổ.
2. Nên khởi đầu bằng liều thấp hơn liều thông thường do chức năng chuyển hóa thuốc và khả năng thải trừ thuốc qua gan thận giảm ở người cao tuổi.
3. Lưu ý đến tương tác của nhiều loại thuốc khác nhau do người cao tuổi thường mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau nên phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc.
4. Phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc, như là tác dụng hại dạ dày của các loại thuốc giảm đau, hạ huyết áp tư thế của các thuốc hạ áp...
5. Giảm liều và ngưng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

b) Những điều nên kiêng cữ.

+ Nên hạn chế hút thuốc lá. Hút 1 điếu thuốc giảm 5 phút tuổi thọ. Ngoài ra thuốc lá còn gây hại cho phổi như ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... Nguy hiểm hơn, thuốc lá còn là yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cao huyết áp...

+ Hạn chế uống nhiều rượu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy không cần cữ rượu tuyệt đối. Nếu uống 1 lượng ít rượu khoảng 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh kèm theo tập thể dục thể thao mỗi ngày thì có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống nhiều rượu đến say xỉn thì có thể bị tai biến mạch máu não hoặc chấn thương do té ngã...

Tags : TAI BIẾN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐỘT QUỴ
binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: