Điều Trị Chứng Liệt Vận Động Bằng Phương Pháp Xoa Bóp

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 18/04/2016

Liệt vận động là tình trạng giảm hoặc mất vận động của các cơ do mất sự điều khiển của dây thần kinh chi phối.Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới cứng khớp, teo cơ, rối loạn dinh dưỡng, suy giảm sự lưu thông huyết dịch vùng liệt. Liệu pháp xoa bóp sẽ giúp tăng tuần hoàn tại chỗ, hồi phục các dây thần kinh và hạn chế các triệu chứng trên.

1. Xoa xát: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) vận động trượt trên da theo chiều thẳng, chiều ngang (xát), hoặc chiều xoay tròn (xoa). Trước khi xoa xát, nên bôi bột tan (talc) để làm trơn, tránh gây tổn thương da.

2. Day: Dùng phần gốc gan bàn tay và mô ngón tay út (hoặc mô ngón tay cái) ấn nhẹ lên da, từ từ di động theo đường tròn. Lực ấn phải đồng đều tại các thời điểm. Khi day, da người bệnh và tay người day luôn luôn dính sát nhau.

3. Lăn: Các ngón tay hơi khum lại. Vận động khớp cổ tay nhẹ nhàng sao cho phần mu bàn tay, mô ngón út, các khớp bàn và ngón tay lăn nhẹ nhàng trên da của bệnh nhân với một lực ép nhất định.

4. Bóp: Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại chụm như gọng kìm để bóp và hơi kéo thịt lên. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy từng vùng cơ dày hay mỏng.

5. Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt với mức tăng dần, cho tới khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì giữ yên trong khoảng 1 phút. Khi bấm, đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc với nhau.

6. Các bước xoa bóp cho người liệt vận động:

B1. Chi trên:

+ Bệnh nhân nằm nghiêng sang bên tay lành hoặc ngồi thẳng trên ghế. Người xoa bóp đứng đằng sau, xoa vùng vai cho nóng lên, day vùng vai 3 lần, lăn vùng vai 3 lần, sau đó bóp vùng vai phía trước, phía sau 3 lần.

+ Dùng tay trái nâng cánh tay liệt của người bệnh, tay phải xát dọc mặt trong, ngoài, trước, sau cánh tay (từ dưới lên trên) 3 lần. Day từ cổ tay tới bả vai mặt trước và sau 5 lần. Lăn dọc từ cổ tay tới bả vai trước sau 3 lần. Bóp từ trên xuống dưới trước sau 3 lần. Sau đó dùng ngón tay cái day mặt gan tay và mặt mu bàn tay liệt, miết dọc kẽ ngón tay.  

Bấm các huyệt Kiên tỉnh (điểm giữa bờ trên vai), Kiên Ngung (ở ngay dưới mỏm cùng vai), Khúc trì (điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu), Hợp cốc (nằm ở kẽ giữa xương đốt bàn ngón cái và ngón trỏ).

+ Một tay giữ cố định vai người bệnh, tay kia nắm vào phần cánh tay bệnh nhân, vận động khớp vai bệnh nhân nhẹ nhàng theo các chiều của khớp. Sau đó, dùng một tay cố định cánh tay bệnh nhân, tay kia nắm cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp khuỷu. Tiếp theo là cố định cẳng tay bệnh nhân để vận động khớp cổ tay và các khớp bàn ngón với cách tương tự. Nên làm nhẹ nhàng, tránh vận động quá tầm, gây tổn thương dây chằng quanh khớp.

B2. Chi dưới:

+ Bệnh nhân nằm ngửa, tay trái người xoa bóp nắm chắc cổ chân, tay phải thao tác theo các bước: Xát dọc mặt trước, sau, trong, ngoài từ cổ chân tới đùi, mỗi mặt 3 lần; Day mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; Lăn mặt trong, trước, ngoài theo chiều từ dưới lên, mỗi mặt 3 lần; Bóp dọc từ dưới lên cả 4 mặt, mỗi mặt 3 lần.

+ Bấm các huyệt Lương khâu (từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 3 cm), Túc tam lý (từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 4,5 cm), Dương lăng tuyền (từ đầu dưới xương bánh chè đo xuống 3 cm rồi đo ngang ra ngoài 1,5 cm).

+ Một tay giữ cẳng chân bệnh nhân, tay kia nắm đầu gối bệnh nhân, nhẹ nhàng nâng chân cho cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm khoảng 5-10 lần. Sau đó, một tay giữ gót bệnh nhân, tay kia nắm ngón chân bệnh nhân, quay cổ chân 2-3 lần, đẩy ngược bàn chân về phía cẳng chân 2-3 cái.

 

Tags : TAI BIẾN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐỘT QUỴ
binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: