Món Ăn Phòng Bệnh Mùa Thu

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 27/09/2016

+ Theo Đông Y, táo (khô ráo) là chủ khí của mùa thu, tương ứng với khí của phế. Do đó vào mùa thu, các bệnh hay gặp nhất là da khô, môi khô, họng đau, ho, đại tràng táo kết.

+ Vào mùa thu, việc ăn uống, điều dưỡng cần chú ý bình hòa ôn táo, kỵ các thực phẩm hàn lương hoặc tân nhiệt (cay, nóng). Mùa thu cần kết hợp ăn uống bồi bổ và dùng thuốc bổ dưỡng, chứ không chỉ đơn thuần áp dụng riêng mặt nào. 

Một số món ăn tốt cho sức khỏe vào mùa thu như:

1. Nước hoài sơn (củ mài):

Hoài sơn 150g, rửa sạch gọt vỏ thái lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt. Ăn hoài sơn, uống nước, dùng cho người bị lao phổi, ho, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.

2. Cháo hoài sơn:

Hoài sơn sống 120g, gạo tẻ 50g.

Hoài sơn thái lát, gạo vo sạch, hai thứ nấu cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày. Có thể dùng hoài sơn sống 60g, ý dĩ nhân sống 60g, hồng khô 30g, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo nhừ để ăn trong ngày.

3. Nước bách hợp:

Bách hợp tươi 2-3 quả, tách múi làm đôi rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Ngoài ra có thể làm món nước bách hợp nấu đường bằng cách bách hợp tách múi làm đôi, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nhừ, thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ tùy lúc.

Hoặc món nước bách hợp nấu mía: Bách hợp tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, đổ vào nước mía, nước vắt cà rốt mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Dùng uống sáng và chiều, dùng cho lao phổi ho hư nhiệt.

4. Trà ngân nhĩ:

Gồm mộc nhĩ trắng 20g, đường phèn 20g, trà tốt 15g.

Rửa sạch mộc nhĩ trắng, cho vào nồi cùng với đường phèn và nước vừa đủ để hầm cho nhừ. Ngâm trà với nước sôi khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước cho vào nồi canh mộc nhĩ trắng, trộn đều.

Ngày uống 1 thang, uống vào lúc nào cũng được. Tác dụng bổ âm, nhuận phế, trừ đàm. Rất thích hợp với những người có tạng gầy, da khô, hay bị ho khan hoặc có đàm đặc.

5. Song nhĩ thang:

Gồm mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen (nấm tai mèo) 10g, đường phèn 30g.

Lấy hai loại mộc nhĩ trắng và đen đem ngâm nước nóng cho nở, ngắt bỏ chân, loại tạp chất, rửa sạch rồi cho vào bát cùng với đường phèn và nước vừa đủ.

Đưa bát vào nồi hấp hoặc chưng cách thuỷ khoảng 1 giờ cho mộc nhĩ chín là được. Khi dùng, ăn luôn cả mộc nhĩ lẫn nước đường. Ngày dùng 2 lần, trước bữa ăn 1-2 giờ. Tác dụng bổ âm, bổ thận, nhuận phế.

Món này rất thích hợp với người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao do can thận âm hư, người thường ho hen do phế âm hư.

6. Nước ngân nhĩ, chuối tiêu:

Ngân nhĩ 30g, chuối tiêu 1 quả.

Ngân nhĩ rửa sạch, thêm nước nấu nhừ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được. Mỗi ngày ăn một bát.

7. Nước vắt lê – củ sen – tỏi:

Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

8. Vịt hầm sa sâm, ngọc trúc:

Vịt trống 1 con, sa sâm 20g, ngọc trúc 10g, rượu khai vị 15ml, gừng tươi 5g, hành trắng 10g, tiêu bột 5g, muối ăn 5g.

Vịt làm sạch, mổ bỏ nội tạng và móng, rửa sạch, để vào nước sôi trụng vài phút, vớt ra nhúng vào nước lạnh rửa sạch. Sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, gừng hành xắt miếng.

Chẻ đầu vịt làm đôi, lấy 8-10g sa sâm để vào đầu vịt, rồi dùng hành lá cột lại. Số sa sâm, ngọc trúc, gừng tươi và hành còn lại cho vào bụng vịt. Sau đó để vào thố, cho nước vào. Thêm muối, tiêu, rượu khai vị vào trộn đều, dùng vải đậy kín rồi đặt vào nồi chưng 2 giờ.

Sau khi lấy thố vịt ra, bỏ gừng, hành không dùng. Nêm muối, bột nêm cho vừa ăn là được.

Món ăn này có tác dụng bổ thận, ích tinh tủy, bổ phế, dứt ho suyễn, khử huyết ứ. Thích hợp dùng cho thận âm hư, phế âm hư, dẫn tới các chứng hư lao ho suyễn, mồ hôi trộm, liệt dương, di tinh, lưng đau gối mỏi.

9. Vịt nấu hạt sen:

Vịt 1 con, hạt sen 50g, cải bẹ trắng 50g, gừng 5g, hành 5g, tỏi 10g, muối một ít.

Hạt sen ngâm nước ấm. Cải ngâm nước, rửa sạch. Vịt làm sạch, bỏ đuôi, móng và nội tạng, ướp gừng, hành, tỏi đập dập.

Bỏ vịt và hạt vào nồi, đổ vào chừng nửa lít nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút thì cho cải vào, nấu đến khi nước sôi lại là được. Mỗi tuần ăn một lần.

Tác dụng bổ thận âm, bổ phế, trừ ho, hạ huyết áp.

10. Vịt hầm hoài sơn, câu kỷ tử:

Thịt vịt 100g, câu kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, gia vị các loại.

Vịt làm sạch, cho vào nồi đất cùng các dược liệu, thêm nước vừa đủ để hầm nhừ rồi nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Tác dụng bổ phế, bổ tinh khí, cường gân cốt, dùng cho các trường hợp phế khí suy, ho suyễn, cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.

11. Gà ác hầm nhị đông:

Gà ác 1 con, thiên môn đông 20g, mạch môn đông 20g, rượu khai vị 10g, muối 4g, bột nêm 3g, gừng 2g, hành 10g, tiêu bột 3g.

Thiên môn đông tẩm nước cho ướt. Mạch môn đông ngâm nước một đêm, đập vỡ, lấy cọng cứng bên trong ra, rửa sạch. Gà ác nhổ lông, mổ bỏ nội tạng và móng; gừng đập dập; hành xắt khúc.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi chưng với 2.800 ml nước, dùng lửa lớn nấu cho bốc hơi 35 phút. Nêm muối, bột nêm tinh gà, tiêu bột vào là được.

Tác dụng bổ phế, bổ thận, tư âm, bổ huyết, trừ ho suyễn, giảm béo phì.

(ST)

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

binh-luan

1

17/10/2022

555

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: