Rối Loạn Tiền Đình Và Tai Biến Mạch Máu Não

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 18/04/2016

1. Rối loạn tiền đình là gì:

+ Tiền đình là một bộ phận quan trọng của tai (ốc tiền đình), nằm ở hai bên phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

+ Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh mà là hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra một cách thoáng qua nhưng có khi lặp đi lặp lại nhiều lần. Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ cao hơn nhiều là tuổi trưởng thành.

2. Phân loại rối loạn tiền đình:

+ Dựa vào vị trí giải phẫu có thể chia thành hai loại rối loạn tiền đình:

       - Rối loạn tiền đình trung ương: khi tổn hại các đường dẫn truyền tiền đình đi tới nhân tiền đình tại thân não.
       - Rối loạn tiền đình ngoại biên: khi có tổn thương ở khu vực tai trong, nhân và dây thần kinh tiền đình.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình:

+ Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương: thiếu máu não hệ sống nền, khối máu tụ vùng hố sau, u thân não, xơ cứng dải rác, áp xe não...
+ Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên: Bệnh Ménière (một rối loạn trong tai gây chóng mặt tự phát), viêm mê nhĩ, viêm dây WIII do thuốc (ví dụ như nhóm kháng sinh Aminosid), chấn thương (vỡ xương đá), cơn chóng mặt tư thế lành tính, u góc cầu tiểu não (u dây WIII), viêm dây tiền đình do virus.

4. Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình:

+ Chóng mặt: Triệu chứng hay gặp nhất của rối loạn tiền đình.

- Chóng mặt là cảm nhận do ảo giác xuất phát từ thay đổi hệ thống thăng bằng của cơ thể. Thần kinh cao cấp tiếp nhận và điều chỉnh thăng bằng cơ thể trong không gian. Tham gia quá trình này gồm có mắt, thần kinh tiền đình ốc tai, vỏ tiểu não và cảm nhận bản thể của chân khi đứng. Sự thay đổi không đồng bộ làm rối loạn chuỗi sinh hoá thể dịch thần kinh.
- Chóng mặt làm cho người bệnh có cảm giác mọi vật xung quanh quay tròn hoặc bản thân bị xoay. Cơn chóng mặt nhẹ kéo dài 15 - 20 giây, cơ thể sớm thích nghi. Cơn nặng kéo dài nhiều giờ, gây nôn, giảm thính lực, đau đầu, mệt mỏi…

+ Rối loạn thăng bằng: Có nhiều mức độ khác nhau. Rối loạn nhẹ hoặc vừa với các triệu chứng như đứng không vững, có xu hướng ngã về một phía, bước đi loạng choạng... Rối loạn nặng khi bệnh nhân không thể đứng được, chỉ nằm được ở một tư thế, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mờ mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại, sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế. Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Dấu hiệu này thường gặp trong giai đoạn đầu của rối loạn tiền đình ngoại biên.

+ Ngoài ra tuỳ theo vị trí tổn thương có thể gặp các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, điếc, liệt nửa người, rối loạn nuốt, hội chứng tiểu não...

5. Chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình:

+ Để chẩn đoán rối loạn tiền đình, ngoài các triệu chứng lâm sàng cần phải kết hợp với một số triệu chứng khác như:

- Các xét nghiệm cơ bản như chức năng thận, chức năng gan, xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường, rối loạn lipid máu....
- Chụp X quang cột sống cổ.
- Siêu âm Doppler động mạch cảnh, đốt sống để xác định các mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch....
- Chụp CLVT sọ não, CHT sọ não tìm các tổn thương như u góc cầu tiểu não, áp xe não....
- Ghi biểu đồ điện của rung giật nhãn cầu.
- Nghiệm pháp quay.
- Ghi điện thế khêu gợi thính giác.

6. Phòng tránh nguy cơ:

+ Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng nảo bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát. Do đó để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước náy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng.

+ Thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.

+ Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.

+ Sản phẩm An thọ hoàn (ngưu hoàng thanh tâm hoàn) có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình và phòng ngừa tai biến mạch máu não. Trước khi sử dụng sản phẩm bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sỹ đông y, lương y.... và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tags : TAI BIẾN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐỘT QUỴ
binh-luan

Hello World! https://helloworld.com?hs=a7a0f0e1da8bcf51c82495774c17aea7&

29/09/2022

g465wh

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: