Viêm Họng - Bệnh Thường Gặp Khi Giao Mùa

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 18/04/2016

Viêm họng - bệnh thường gặp khi giao mùa

Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tai Mũi họng, vào khoảng thời gian lúc thời tiết giao mùa giữa mùa thu và mùa đông, các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi có xu hướng tăng và gia tăng đột biến ở trẻ em. Mùa này, khí hậu thời tiết thay đổi, sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt giữa ban đêm và ban ngày, độ ẩm xuống thấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, gây bệnh. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết do khả năng miễn dịch của cơ thể còn thấp, khả năng đáp ứng với môi trường sống kém.

      Viêm họng là bệnh rất hay gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh bệnh này thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, đau họng. Lúc đầu bệnh nhân thấy khô họng, về sau xuất hiện cảm giác đau rát, cảm giác này tăng lên khi nuốt, ho, nói, trẻ em hay bị trớ do khi nuốt thức ăn do gây kích ứng niêm mạc bị viêm ở họng.

     Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi, chảy nước mũi, tiếng nói khàn, ho khan. Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, nếu sức đề kháng yếu đặc biệt là trẻ nhỏ bệnh càng nặng thêm và xảy ra một số biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,...

    Phòng tránh bệnh luôn luôn là biện pháp tối ưu nhất. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối nhạt, ngày 2 lần sáng tối. Các mẹ nên có chai nước muối dùng cho cả nhà để tránh viêm họng vào mùa hanh khô. Chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng giúp cho trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối. Cho trẻ uống nhiều nước, để tránh hiện tượng khô hanh trong cơ thể, nên uống nước ấm trước khi đi ngủ, buổi sáng khi ngủ dậy nhằm giảm khô họng.

    Khi trẻ bị viêm họng, trường hợp nhẹ các mẹ có thể cho trẻ uống mật ong hoặc mật ong hấp với húng chanh, cho trẻ ăn các thức ăn mềm dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo,...Trường hợp có sốt nhẹ, lúc này chưa cần dùng thuốc hạ sốt, có thể sử dụng bằng các biện pháp thông dụng như mặc quần áo rộng nhằm dễ thoát hơi nóng ra bên ngoài, lau người cho bé bằng khăn ấm, đặc biệt tránh ủ ấm (đây là lỗi mà các mẹ hay gặp nhất dù đã được cảnh báo rất là nhiều).

+ Các mẹ hiện nay ưu tiên hàng đầu dùng con lăn hạ sốt “Hạ Nhiệt Linh” rất an toàn cho trẻ và dùng được ngay cả khi thân nhiệt của trẻ chưa đến mức dùng được thuốc hạ sốt.

+ Trường hợp viêm họng nặng, trẻ thường sốt cao, các mẹ nên hạ sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt có thể lau người ở các vị trí dễ tỏa nhiệt bằng khăn ấm như bẹn, nách, trán, gan bàn chân, lòng bàn tay, ngực, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng phải theo trường hợp chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt hiệu quả nhanh thường hết thuốc thân nhiệt lại tăng trở về như ban đầu, nếu muốn hạ sốt nữa thì sau một khoảng thời gian nhất định lại tiếp tục cho hạ sốt nếu không sẽ gây nhiều tác dụng phụ trên cơ thể trẻ. Khoảng giữa thời gian đó, dùng con lăn hạ sốt “Hạ Nhiệt Linh” để hạ nhiệt rất an toàn, dựa trên nguyên lý làm mát của phương pháp vật lý, có thể dùng chung được với thuốc. Ngoài hạ sốt ra, các mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời tránh được biến chứng gây viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản.

Tags : Cảm cảm cúm cúm sốt
binh-luan

Hello World! https://helloworld.com?hs=a8e7c81dad8871f9e464314909f62de3&

29/09/2022

qrizng

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: