Mô tả cây thuốc, dược liệu, phân bố, xuất xứ và bộ phận dùng của Bá Tử Nhân.

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

1. Bá Tử Nhân: (Semen Platycladus orientalis)+ Tên khác: Vị thuốc Bá tử nhân còn gọi Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá.+ Cây thuốc: Bá Tử Nhân là cây cao 3-5m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dạng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. “Quả hình nón” cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có. Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Trồng làm cảnh ở công viên, chùa đình, ít hoa ở nước ta.Mùa quả vào tháng 9-10.

+ Dược liệu :Là quả già thu hái vào tháng 9, phơi khô, giã bỏ vỏ cứng, sàng sẩy cho sạch, lấy nhân. Hạt hình trứng dài hoặc hình bầu dục, dài 4-7mm, đường kính 1,5 – 3mm. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.+ Phân bố :  Trắc bá được trồng khắp nơi ở nước ta, nhất là khu vực đình chùa, vườn hoa để làm cảnh.

+ Xuất xứ : Sơn Đông , Trung Quốc .

+ Bộ phận dùng : Dùng Hạt