Tác dụng dược lý, tác dụng, chủ trị kiêng kỵ Của Cát Cánh

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý: 

+ Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: Cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).

+ Tác dụng nội tiết: Nước sắc Cát cánh giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).

+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: Trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, giảm Cholesterol ở gan (Chinese Hebra Medicine).

+ Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).

+ Tác dụng đối với huyết học: Saponin Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, nhưng khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không được dùng để chích (Chinese Hebra Medicine).

+ Saponin Cát cánh có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học).

Tác dụng:

+ Lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (Biệt Lục).

 + Phá huyết, khứ tích khí, tiêu tích tụ đàm diên, trừ phúc trung lãnh thống (Dược tính Bản Thảo).

+ Khử đàm, chỉ khái, tuyên phế, bài nùng, đề phế khí (Trung Dược Học).

+ Tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung (Trung Dược Học).

+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều dùng: Dùng 4 – 12g.

+ Phối hợp với thuốc khác điều trị viêm ruột thừa.

+ Trị đầy bụng.

+ Cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, thuốc gây trung tiện, chữa đầy bụng.

7. Kiêng kị:

+ Âm hư ho lâu ngày và có khuynh hướng ho ra máu đều không nên dùng.

+ Âm hư hỏa nghịch không có phong hàn ở phế cấm dùng. 

+ Không có phong hàn bế tắc ở Phế, khí nghịch lên, âm hư hỏa vượng, lao tổn, ho suyễn: Không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).