Mô tả cây thuốc, dược liệu, phân bố, xuất xứ và bộ phận dùng của Bạch Chỉ

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

1. Bạch Chỉ: (Radix Angelicae dahuricae)

+ Tên khác: Khác là Bách chiểu, Chỉ hương, Trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Cây thuốc: Đây là một loại thảo dược quý hiếm, sống lâu năm, thân thảo với chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Phần thân bên trong rỗng, đường kính của thân có thể từ 2 đến 3cm.

Phía trên thường có những cụm hoa với lông ngắn, phía dưới thường nhẵn, bên ngoài có màu tím hồng. Phần rễ của cây bạch chỉ thường mọc thành những củ thẳng, dài, nhiều khi sẽ phân ra làm nhiều nhánh. Lá sẽ ôm lấy phần thân, có cuống dài, các bẹ rộng, phiến lá của chúng thường xẻ từ 2 cho tới 3 lần với hình lông chim.

Các cụm hoa của cây sẽ mọc tại kẽ lá hoặc đầu cánh với tán kép, phần cuống có chiều dài khoảng 4cm đến 8cm. Hoa bạch chỉ có màu trắng với mẫu 5. Quả có hình hơi tròn, bầu dục, bế đôi dẹp chiều dài khoảng 6mm.

+ Dược liệu: Rễ Bạch Chỉ hình trụ, đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu vàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành 4 hàng dọc. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Gỗ chiếm trên 1/2 đường bán kính. Mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay gọi là hàng Bạch Chỉ.

- Rễ Xuyên bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cũng hình trụ mặt ngoài màu vàng nâu hay nhạt, có lỗ vỏ lồi lên nằm ngang. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt ngang có lớp bần mỏng, mô mềm màu vỏ trắng tro, có nhiều tính bột phía ngoài có nhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết), tầng sinh gỗ hình vòng tròn, gỗ chiếm trên 1/3 đường bán kính. Mùi hơi hắc, vị hơi cay gọi là Xuyên Bạch Chỉ.

+ Phân bố: Việt Nam: Bạch chỉ đã được di thực vào nước ta có kết quả, cây mọc tốt cả ở đồng bằng và những vùng núi cao mát. Nhưng giống thì chỉ mới để được ở miền núi cao, lạnh: Đà Lạt, Tam Đảo...

-Trung Quốc: Hà Nam, Hà Bắc, Chiết Giang, Phúc Kiến, Tứ Xuyên.

+ Xuất xứ: Tứ Xuyên, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Rễ, củ.