Mô tả cây thuốc, dược liệu, phân bố, xuất xứ và bộ phận dùng của Bạch Thược

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

1.Bạch Thược: (Radix Paeoniae lactiflorae)

+ Tên khác: Bạch thược dược (Thảo Kinh Tập Chú), Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Cây thuốc: Là cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa nở vào tháng 5-6.

+ Dược liệu: Bạch thược  là rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng.

+ Phân bố: Cây được trồng nơi núi cao, khí hậu mát, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to. Mới di thực vào trồng ở Sa Pa  nước ta. Bạch thược Hiện nay chủ yếu của Trung Quốc.

+ Xuất xứ: An Huy, Trung Quốc .

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: