Thành phần, tính vị , quy kinh của Bạch Thược

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

4. Thành phần:

+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học).

+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).

+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).

+ Paeoniflorigenone (Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069).

+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k).

5. Tính vị - quy kinh:

Tính Vị:

+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).

+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).

+ Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Đồng Quân (Bạch thược) vị ngọt, không độc. Lý Thị: ít hàn; Lôi Công: vị chua” (Ngô Phổ Bản Thảo).

+ Vị đắng, chua, tính mát (Trung Dược Học).

+ Vị đắng, chua, hơi mát (Trung Dược Đại Tự Điển).

+ Vị đắng, chua, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh:

+ Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ  huyết phần (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Hành kinh thủ Thái âm (Tỳ), túc Thái âm [Tỳ ) (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).

+ Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: