Tác dụng dược lý, tác dụng, chủ trị, kiêng kỵ của Bạch Thược

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học).

+ Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung Dược Học).

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học).

+ Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).

+ Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).

+ Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Tác dụng:

+ Trừ huyết tích, phá kiên tích (Bản Kinh).

+ Thông thuận huyết mạch, hoãn trung, tán ác huyết, trục bại huyết, khứ thủy khí, lợi bàng quang và đại tiểu trường, tiêu ung thủng (Biệt Lục).

+ Cường ngũ tạng, bổ thận khí, tiêu huyết ứ, thông tuyên tạng phủ, năng thực nùng (Dược Tính Luận).

+ Ích nữ tử huyết (Đường Bản Thảo). 

+ Trị phong, bổ lao, thông âm thủy, thoái nhiệt, trừ phiền, ích khí, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịch lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Lý trung khí (Thang Dịch Bản Thảo), An Tỳ kinh, chỉ tả lỵ, hòa huyết, cố biểu lý, tả Can, bổ Tỳ Vị (Y Học Khải Nguyên).

+ Nhu Can, định thống, dưỡng huyết, thu liễm âm (Đông Dược Học Thiết Yếu). 

+ Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).

Chủ Trị:

+ Trị sán khí, trưng hà thể hàn hoặc nhiệt (Bản Kinh).

+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).

+ Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí tích tụ, cốt chưng (Dược Tính Luận).

+ Trị các chứng bệnh của phụ nữ, các bệnh trước và sau khi sinh, vùng tim và bụng đầy cứng, trường phong hạ huyết, trĩ , mụn nhọt, đầu đau, mắt đỏ, hoại tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Trị Tỳ  hư, bụng đầy, vùng dưới tim đầy cứng, hạ sườn đau, Phế cấp trướng nghịc, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo)

7. Kiêng kỵ:

+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Huyết hư hàn: Không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).

+ Mụn đậu: Không dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh): cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: Không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: