-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Hồng Sâm: ( Radix Achyranthis bidentatae )
+ Hồng sâm là một sản phẩm được bào chế từ nhân sâm tươi, tuy qua quá trình chế biến nhưng những dưỡng chất của nhân sâm tươi vẫn được giữ nguyên, đồng thời hồng sâm còn có thêm một số dưỡng chất mới với sức khỏe nữa.
- Hồng sâm Triều Tiên có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ con thô dài 1,5 – 2cm, đường kính trên dưới gần như bằng nhau, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ, có màu nâu đỏ hơi đục;
- Hồng sâm Nhật Bản rễ hơi nhỏ hơn Hồng sâm Triều Tiên, phần trên thường có màu vàng, vỏ ráp, đoạn giữa và dưới to thô hơn đầu trên, rễ phụ ngắn, thót lại;
- Hồng sâm Trung Quốc bề mặt trong mờ, màu nâu hồng, thỉnh thoảng có đốm màu nâu sẫm đục, có khía dọc, vân và vết rễ nhỏ, phần trên có các vân tròn.
+ Tên khác: Viên sâm, Dã nhân sâm.
+ Cây thuốc: Cây Nhân sâm là một cây thuốc quý. Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6m. rễ mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4 - 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4-5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.
+ Dược liệu: Hồng sâm có nguồn gốc từ nhân sâm, là một thành phẩm có được sau quá trình chế biến nhân sâm. Nếu nhân sâm chưa qua chế biến sở hữu thành phần Saponin thấp thì hồng sâm nhờ chế biến nên có chỉ số saponin tăng vọt.
+ Phân bố: Cây nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới. Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng. Ở Việt Nam có sâm Ngọc Linh là một loại sâm đặc biệt quý hiếm. Sâm ngọc linh chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc, có màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4-8mm. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm Trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Cây sâm Ngọc Linh với đầy đủ phần rễ, củ và thân, lá Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y Tế Việt Nam, Sâm Ngọc Linh có số lượng Saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới. Những kết quả phân tích thân và rễ, củ của Sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học xác định được có 52 loại Saponin, trong đó có 26 Saponin có cấu trúc hóa học thường thấy trong sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 Saponin có cấu trúc mới, không có trong các loại sâm khác. Như vậy Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất. Ngoài ra, các bộ phận trên mặt đất của sâm như lá, thân (cọng) Sâm Ngọc Linh đã phân lập được 19 Saponin Dammaran, trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới. Các công trình nghiên cứu đã xác định được thành phần dược tính trong Sâm Ngọc Linh có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
+ Xuất xứ: Trung Quốc .
+ Bộ phận dùng: Rễ (củ). Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Cây Nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120g. Có khi lên đến 300g. Vụ thu hoạch của Nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ Nhân sâm do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Một thu hoạch lý tưởng được thực hiện trong năm thứ sáu.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo ra ngay, đảo thêm một lúc là được. Sau khi bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản:
Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
4. Thành phần:
+ Hồng sâm được làm ra từ những củ nhân sâm tươi, có tuổi thọ lâu dài và nguyên chất nhất. Sau khi rửa sạch những củ sâm sau khi rửa sạch, xếp thành từng hàng vào khay rồi được đem hâp ở nhiệt độ cao trong suốt nhiều ngày cho đến khi củ sâm khô lại chỉ còn khoảng dưới 14% thành phần nước, tiếp đến sâm sẽ được sấy khô dưới môi trường tự nhiên, lúc này màu da và ruột củ sâm sẽ trở nên đỏ hay vàng nâu sẫm nên được gọi là hồng sâm.
+ Cũng nhờ quá trình chế biên này mà hồng sâm được sinh thêm các chất Ginsenoside được tạo ra do thành phần của nhân sâm bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao như chất làm giảm quá trình lão hóa, hợp phần chất chống ung thư (chất làm giảm ức chế sự phát triển tế bào ung thư (Ginsenoside RH2), chất ngăn sự tái phát tế bào ung thư di căn và sự phát triển tế bào ung thư mới (Ginsenoside Rg3).
+ Hồng sâm được đánh giá là sản phẩm ưu việt hơn nhân sâm, bạch sâm (sâm củ khô) và phù hợp với tất cả đối tượng người sử dụng trẻ em, thanh niên, nam phụ nữ trung niên, người cao tuổi, người bệnh đang cần phục hồi sức khỏe...
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
+ Sách Bản kinh: vị ngọt hơi hàn.
+ Sách Danh y biệt lục: hơi ôn, không độc
+ Sách Bản thảo bị yếu: thuốc sống ngọt, đắng, hơi lương; thuốc chín ngọt ôn.
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.
+ Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập thủ thái âm kinh.
+ Sách Bản thảo hội ngôn: nhập phế tỳ.
+ Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập tỳ vị phế kinh.
6. Tác dụng - chủ trị:
- Ngăn ngừa tế bào ung thư: Nhiều kết quả cho thấy hồng sâm không chỉ hiệu quả trong ngăn ngừa ung thư mà trong một số trường hợp các chất Ginsenoside Rh2 và Rg3 có trong hồng sâm còn có tác dụng làm giảm và ức chế quá trình tái phát hay phát triển lây lan thêm của tế bào ung thư.
- Chống lão hóa: Trong hồng sâm có thành phần giúp tiêu diệt gốc tự do là nguyên nhân gây lênsự lão hóa, do đó nó có hiệu quả trong kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, thành phần của hồng sâm cũng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi thể lực, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Hạn chế mắc bệnh tiểu đường: Thành phần saponin trong hồng sâm có tác dụng loại bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin là nguyên nhân gây tăng đường huyết, do đó dùng hồng sâm cũng có hiệu quả làm hạ đường huyết, giảm bệnh đái tháo đường
- Điều hòa huyết áp: Các saponin của hồng sâm có tác dụng làm hạ cholesterol và triglycerid trong máu nên không chỉ ngăn được nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch mà còn có hiệu quả rất tốt trong điều hòa, ổn định cho cả người bị cao huyết áp và huyết áp thấp.
- Tăng cường trí nhớ: Dùng hồng sâm cũng được bổ sung canxi và kích thích não hoạt động dẫn đến tăng cường phát triển trí nhớ.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Hồng sâm có tác dụng ngăn sự kết dính tiểu cầu nên không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn giảm được nguy cơ gây bệnh tim mạch.
- Tác dụng giải độc gan: Saponin trong hồng sâm làm tăng hoạt động enzym liên quan tới sự thoái hóa ethanol và acetaldehyd, do đó đối với người hay uống rượu, để giảm gan tránh được độc tính của rượu trước khi uống nên dùng hoặc ngậm một chút hồng sâm sẽ rất tốt.
Hồng sâm là một vị thuốc quí cho sức khỏe của con người vì vậy được sỡ hữu những sản phẩm từ hồng sâm là một điều vô cùng quí giá đối với sức khỏe của con người. Một trong những sản phẩm từ hồng sâm được mọi người ưa chuộng sử dụng đó là hồng sâm tẩm mật ong.
7. Kiêng kỵ:
+ Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
+ Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp. (Theo sách Bản thảo kinh tập chú).
+ Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải. (Theo sách Bản thảo tập yếu) .
+ Không dùng Sâm đối với chứng thực nhiệt. Lúc dùng Nhân sâm để bớt nóng có thể phối hợp Mạch môn, Sinh địa; để bớt đầy tức thì phối hợp với Trần bì, Sa nhân.
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: