Linh Chi

Thương hiệu: Đang cập nhật

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ
1. Linh Chi: (Ganoderma) + Tên khác: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu + Cây thuốc: Nấm Linh Chi là một cây thuốc quý, nấm linh chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Linh chi đỏ, Linh chi xanh, Linh chi vàng, Linh chi trắng, Linh...

1. Linh Chi: (Ganoderma)

+ Tên khác: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên, nấm thần linh, cỏ huyền diệu

+ Cây thuốc: Nấm Linh Chi là một cây thuốc quý, nấm linh chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại Linh Chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Linh chi đỏ, Linh chi xanh, Linh chi vàng, Linh chi trắng, Linh chi đen, Linh chi tím. Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Linh chi đỏ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa và linh chi đỏ được gọi là linh chi chuẩn để phân biệt nấm linh chi với những loài khác.

+ Dược liệu: Nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.

+ Phân bố: Nấm linh chi nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc, sau đó đến nấm linh chi của Nhật Bản. Ngoài ra ở Trung Quốc, cũng có trồng nấm Linh chi tuy nhiên chất lượng không bằng linh chi Hàn Quốc. Hiện tại một số nơi ở Việt Nam cũng đã trồng được nấm Linh chi, thành phần hóa học, tác dụng dược lý cũng gần tương tự.

+ Ở Việt Nam: Lào Cai, Sa Pa, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Quảng Ninh

+ Xuất xứ: Trung Quốc

+ Bộ phận dùng: Toàn quả 

2. Thu hái - sơ chế : Mỗi loại nấm linh chi sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau, nhưng đặc điểm chung để nhận biết thời gian thu hoạch nấm linh chi là khi nấm đã trưởng thành. Cách nhận biết nấm linh chi đã trưởng thành hoàn toàn đơn giản khi xung quanh tai nấm ko còn viền trắng (áp dụng cho gần tất cả các loại nấm linh chi) và đang trong giai đoạn phát tán bào tử (áp dụng cho một số loại nấm có bào tử). Dùng kéo tỉa cành (cắt cành) hoặc một cái kéo sắt cắt sát chân nấm sau đó mang về phơi khô.

3. Bào chế - bảo quản:

Bào chế:

+ Cách phơi khô Linh Chi:

- Ngày 1: Sau khi hái, phơi mặt dưới linh chi (ngửa tai nấm lên) dưới ánh nắng mặt trời từ 6 – 8 giờ.

- Ngày 2: Tiếp tục phơi mặt dưới tai nấm dưới ánh nắng mặt trời thêm 4 – 6 giờ.

- Ngày 3: Trở mặt tai nấm tức là phơi mặt trên dưới ánh nắng mặt trời thêm 6 – 8.

- Ngày 4 trở đi: Để linh chi nơi thông thoáng cho đến khi khô hoàn toàn.

Bảo quản:

+ Nấm Linh chi rất dễ bị mốc xanh nên cần phải phơi thật khô với độ ẩm tai nấm từ 10 – 12%, Linh chi cần phải được bảo vệ tránh mưa hay nước.

Nấm linh chi phơi khô mang đóng vào túi nilon buộc kín để bảo quản.

4. Thành phần:

+ Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A Betaglucan, G-Z Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu) Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao - khoảng 24.000 I.U 's) Adenosine Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất. Các enzyme và axit béo thiết yếu Protein và Glycoprotein Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm 6 loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes). Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency) Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone, Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol, Ganodelan A và B, Lanostan, Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G. Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic. Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.

5. Tính vị - quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình.

Qui kinh: Tâm, can, phế.

6. Tác dụng - chủ trị:

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tuần hoàn:

- Ổn định huyết áp

- Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh.

- Chống đau đầu và tứ chi.

- Điều hòa kinh nguyệt.

- Làm da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

+ Tác dụng chống ung thư của nấm linh chi như thế nào?

- Chất germanium ngăn chặn ung thư trong cơ thể vì vậy nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Linh chi làm sản sinh phong phú các loại vita min, chất khoáng , đạm cần cho cơ thể.

 + Nấm linh chi tác dụng làm sạch ruột.

- Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn và ỉa chảy.

- Chống bệnh béo phì.

+ Nấm Linh chi tác dụng thúc đẩy quá trình tiết insulin:

- Tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesteron trong các thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

- Cải thiện cơ bản thiểu năng insulin nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường. Vì vậy phòng chữa bênh đái đường rất tốt .

+ Nấm Linh chi tác dụng ngăn chặn quá trình làm lão hoá, làm cơ thể tráng kiện

- Làm chậm quá trình oxi hoá tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

- Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổnghợp choleterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ...

Tác dụng:

+ Bổ khí, an thần, chỉ khái, bình suyễn, tiêu viêm, lợi niệu.

+ Bổ dưỡng, chống lão hoá, chống ung thư, chống nhược cơ, chống tác hại của các tia xạ chống độc, chống vi rút (kể cả vi rút viêm gan B và HIV), chống suy nhược thần kinh, chống stress, giảm cholesterol trong máu, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng, điều hoà và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Chủ trị:

+ Nấm linh chi dùng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ.

+ Viêm khí quản mạn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic.

+ Viêm gan, huyết áp cao. Ðau mạch vành tim, tăng cholesterol huyết.

+ Ðau dạ dày, chán ăn. Thấp khớp, thống phong.

7. Kiêng kỵ:

+ Nấm linh chi là thượng phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, chống lão hóa, hỗ trợ phòng ngừa ung thư,...do đó mọi lứa tuổi, mọi người đều có thể dùng được nấm linh chi. Đặc biệt bệnh nhân tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bệnh gout, ung thư, viêm gan, xơ gan,...đều có thể dùng được nấm linh chi.

Do cơ địa của mỗi người khác nhau nên hiệu quả của nấm linh chi đối với mỗi người sử dụng cũng khác nhau. Bên cạnh đó người bệnh khi mới sử dụng nấm linh chi cũng nên uống với liều lượng nhỏ, uống ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể (giống như khi chúng ta ăn đồ ăn lạ, cũng cần theo dõi phản ứng của cơ thể có bị dị ứng hay bị rối loạn tiêu hóa hay không?) Nếu thấy thích hợp có thể dùng với liều lượng cao hơn.

8. Một số cách dùng thông dụng:

+ Trị mất ngủ hay quên: Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g chiêu với nước ấm.

+ Trị phế hư hen suyễn: Linh chi và nhân sâm lượng hai thứ bằng nhau, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước còn ấm.

+ Viêm gan đã hồi phục:

Linh chi 10g, vịt 1 con. Bóp chết vịt, vặt bỏ lông, lòng tạng, rửa sạch, cho chung với linh chi hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chia ra ăn thịt vịt, uống nước hết trong ngày.