Mô tả cây thuốc, dược liệu, phân bố, xuất xứ và bộ phận dùng của Bán Chi Liên

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM BÁCH THÔNG vào lúc 07/08/2018

1. Bán Chi Liên: (Radix Scutellariae barbatae)

+ Tên khác: Bán liên chi còn gọi Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Hoàng cầm râu, Thông kinh thảo, Tử liên thảo, Bính đầu thảo, Nha loát thảo, Tiểu hàn tín thảo, Thủy hàn tín, Tiểu nhỉ ọat thảo, Khê biên hoàng cầm .

+ Cây thuốc: Là cây cỏ sống nhiều năm, thân 4 góc, bò ở gốc, mảnh ở ngọn, cao 0,15-0,20m. Lá mọc đối, lá trên không cuống, lá dưới có cuống mảnh, phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1-2cm, toàn mép môi trên mang một cái khiên rụng sớm, môi dưới tồn tại. Tràng màu xanh 2 môi, môi trên 3 thuỳ, môi dưới tròn, 4 nhị không thò ra ngoài. Ra hoa vào mùa xuân.

+ Dược liệu: Là toàn bộ cây Bán chi liên phơi khô.

+ Phân bố: Cây mọc hoang ở bờ ruộng hoặc vên đồi ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (đặc biệt nhiều là ở Hòa Bình, Hà Giang), Trung Quốc.

+ Xuất xứ: Giang Tô, Trung Quốc.

+ Bộ phận dùng: Toàn bộ cây Bán Chi Liên đều được dung để làm thuốc.