-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Đang cập nhật
Tình trạng: Còn hàng
1. Nhân Sâm: (Radix Ginseng)
+ Tên khác: Viên sâm (nhân sâm nuôi trồng), Sơn sâm (nhân sâm tự nhiên).
+ Cây thuốc: Nhân sâm là cây thảo sống lâu năm, cao 40-100 cm. Thân - rễ mọc bò ngang, đường kính từ 1-2 cm, dài 5 - 40 cm, có nhiều đốt mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, thân- rễ có nhiều rễ phụ. Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, đường kính thân độ 4-8 mm, thường tàn lụi hàng năm, thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3 - 5 ở ngọn thân. Cuống lá kép dài 6 - 12 mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả, dài 12 - 15 cm, rộng 3 - 4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi, có hoa hình tán đơn, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1 - 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa cuống hoa ngắn 1 - 1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhuỵ, Quả nang màu đỏ thắm, có một chấm đen ở đỉnh, có 1 - 2 hạt hình thận, màu trắng ngà. Cây ra hoa tháng 4 - 6, kết quả tháng 7 - 9.
+ Dược liệu: Thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, ít khi có hình trụ thẳng, dài 3-15 cm, đường kính 0.5-1.5 cm. Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; những vết vân ngang nổi rõ chia thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt có nhiều sẹo do thân khí sinh hàng năm tàn lụi để lại. Thể chất cứng chắc, giòn, dễ bẻ, mặt bẻ lởm chởm, màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt.
+ Phân bố:
- Thế giới: Vùng ôn đới Bắc bán cầu, Viễn Đông Liên Bang Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.
- Việt Nam: Vùng núi.
+ Xuất xứ: Trung Quốc.
+ Bộ phận dùng: Rễ của cây Nhân sâm- Panax Ginseng-họ Nhân sâm-Araliaceae.
2. Thu hái - sơ chế:
+ Thường thu hoạch nhân sâm vào mùa thu (tháng 9- 10), ở những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ, hoặc sấy nhẹ đến khô. Cũng có khi chế bằng cách đồ rồi ép để được hồng sâm.
3. Bào chế - bảo quản:
Bào chế:
+ Theo Trung Y: Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu cứng hấp trong nồi cơm cho vừa mềm, thái lát mỏng một ly (dùng sống). Tẩm nước gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, bắc chảo, đảo thêm một lúc là được. Bào chế có thể tán bột mà uống hoặc uống với thuốc thang đã sắc.
Bảo quản: Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, dễ bị sâu mọt ăn.
4. Thành phần:
+ Nhân sâm có chữa các chất sau: Panaxatriol, panaxadiol, other panoxisdes, panaquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadiol, protopanaxtriol, panacene, panaxynol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine.
5. Tính vị - quy kinh:
Tính vị:
+ Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.
+ Sách Bản kinh: vị ngọt hơi hàn.
+ Sách Danh y biệt lục: hơi ôn, không độc.
+ Sách Bản thảo bị yếu: thuốc sống ngọt, đắng, hơi lương; thuốc chín ngọt ôn.
Qui kinh:
+ Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.
+ Sách Bản thảo diễn nghĩa bổ di: nhập thủ thái âm kinh.
+ Sách Bản thảo hội ngôn: nhập phế tỳ.
+ Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập tỳ vị phế kinh.
6. Tác dụng - chủ trị:
Tác dụng dược lý:
+ Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, làm hồi phục bình thường khi hai quá trình trên bị rối loạn, saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế.
+ Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
+ Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, Nhân sâm vừa có thể làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoit làm teo thượng thận.
+ Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.
+ Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật. Lượng ít dịch Nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.
+ Nhân sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, các tác giả cho rằng cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của Nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên - vỏ tuyến thượng thận. Nhân sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục đực cũng như cái. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện trạng thái chung và hạ đường huyết.
+ Saponin Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình ( cholesterol) cao trên động vật thì Nhân sâm có tác dụng làm hạ. Nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ mỡ động vật.
+ Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo. Saponin Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.
+ Độc tính của Nhân sâm: Cho chuột nhắt uống bột Nhân sâm gây nhiễm độc cấp, LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở súc vật thực nghiệm. Theo Kixêlev đã tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch Nhân sâm 20% thấy sau 10 - 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.
Tác dụng:
+ Làm thuốc đại bổ ích nguyên khí Theo các sách thuốc cổ: Sách Bản kinh: "Bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách, chỉ kinh quí, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí".
+ Sách Danh y biệt lục: "Điều trung, chỉ tiêu khát, thông huyết mạch".
+ Sách Dược tính bản thảo: "Chủ ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn, gầy yếu.bảo trung thủ thần, chủ phế nuy."
+ Sách Nhật hoa tử bản thảo: "Điều trung trị khí, tiêu thực khai vị".
+ Sách Y học khôi nguyên dược loại pháp tượng: "Bổ nguyên khí chỉ khát sinh tân dịch".
+ Sách Bản thảo cương mục: "Nhân sâm bổ phế khí, phế khí vượng thì khí các tạng khác cũng vượng. Nhân sâm đắc Hoàng kỳ, Cam thảo nãi Cam ôn trừ đại nhiệt, tả âm hỏa, bổ nguyên khí."
+ Sách Trấn nam bản thảo: "Trị âm dương bất túc, phế khí hư nhược".
+ Sách Bản thảo tân biên: "Nhân sâm dùng phối hợp với các thuốc khác như cần thăng đề gia Thăng ma, Sài hồ; cần hòa trung gia Trần bì, Cam thảo; kiện tỳ gia Bạch linh, Bạch truật; an thần gia Viễn chí, Táo nhân; trị ho gia Bạc hà, Tô diệp; tiêu đờm gia Bán hạ, Bạch giới tử; giáng vị hỏa gia Thạch cao, Tri mẫu; thanh âm hàn gia Phụ tử, Can khương; bài độc gia Cầm liên, Chi tử; hạ thực gia Đại hoàng, Chỉ thực".
Chủ trị:
+ Chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn, dương nuy.
7. Kiêng kỵ:
+ Phụ nữ mới sanh huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
+ Nhân sâm phản tác dụng của Ngũ linh chi, kỵ Lilu.
+ Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
+ Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử.
8. Một số cách dùng thông dụng:
+ Dùng Nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch ( Đông y cho là chứng Vong âm vong dương): khí thóat, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây chóang (suy tuần hoàn cấp), dùng Nhân sâm để ích khí cứu thóat, hồi dương cứu nghịch, tùy tình hình chọn các bài:
- Độc sâm thang: Nhân sâm 4 - 12g, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần.
- Sâm phụ thang: Nhân sâm 3 - 6g, Phụ tử chế 4 - 16g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh (choáng trụy tim mạch) cần thực hiện Đông tây y kết hợp cấp cứu.
- Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: Mỗi ngày dùng Hồng sâm thái mỏng 3 - 5g (tương đương 1g/1kg cân nặng/ 1ngày) cho nước 40 - 50ml chưng 30 phút cho uống cứ 3 giờ 1 lần (nhỏ giọt vào mồm hoặc cho bằng ống sonde qua mũi), mỗi lần 5ml, 1 liệu trình 4 - 6 ngày dài là 10 ngày có phối hợp Tây y cấp cứu, theo dõi 10 ca đều khỏi, thường sau 2 - 3 lần uống Sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng (Vương Xích Mai và cộng sự). Theo dõi lâm sàng 30 ca trẻ sơ sinh điều trị bằng nước chưng Hồng sâm (Tạp chí nghiên cứu Trung thành dược 1987,7:34).
- Dùng Hồng sâm 30g sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm Bách hội, 2 kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng áp (Tào thuận Minh, Điều trị choáng Tạp chí Trung y 1987, 4:13).
- Dùng Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị chế thành thuốc tiêm Sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57g thuốc sống, mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 - 4ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và chóang do tim (Y viện Ma khai, Thiên tân, Dịch tiêm Sinh mạch tứ nghịch, Thông tin Trung thảo dược 1972, 4:21).
- Nhân sâm Hồ đào thang: Nhân sâm 4g, Hồ đào nhục 12g, sau uống trị chứng hư suyễn.
+ Tiêu khát ẩm: Cát lâm sâm 8g (sắc riêng), Thục địa 24g, Kỷ tử 16g, Thiên môn đông 12g, Sơn thù nhục 12g, Nhân sâm 16g, sắc uống.
Dùng độc vị Nhân sâm uống, theo báo cáo dùng cao lỏng Nhân sâm mỗi lần uống 0,5ml ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 - 50mg% ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi (Vương Bản Tường, kết quả nghiên cứu Dược lý Nhân sâm - Dược học học báo 1965,7:477, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Y học Cát lâm 1983, 5:5)
Các tác giả Liên xô dùng cồn 20% Nhân sâm, mỗi lần 20 giọt, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. ngưng thuốc 6 - 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định (Vương Bản Tường, Ứng dụng lâm sàng vị Nhân sâm Cát lâm Y học 1983, 5:54).
Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già nhất là đối với Triglicerid 80% người được thí nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.
Trẻ em dưới 3 tuổi: Hồng sâm 3g sắc được 30ml.
Trẻ em trên 3 tuổi: sắc lấy 60ml gia thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 - 14 ngày.
Thuốc có tác dụng làm trẻ em ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn (theo báo Y dược Trùng khánh 1984, 6:41).
Giao hàng trên toàn quốc
Thành tiền: