Lợi ích không ngờ của Cúc Hàm Hương

Trong 9 thành phần của Bách Thông dưỡng sinh trà, Cúc Hàm Hương có tác dụng thanh lọc gan, bổ tỳ vị, kháng viêm, thanh nhiệt, thải độc…
Cổ nhân từ thời nhà Đường đã bắt đầu có thói quen uống trà hoa và theo ghi chép cổ, hoa cúc có vị đắng ngọt, tính hàn, có tác dụng tán phong thanh nhiệt, mát gan, cải thiện thị lực, giải độc, tiêu viêm.
Trên tạp chí Trà ngân nhĩ chuyên dành cho người sành trà, tác giả Yi Minh viết, hoa cúc có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, giáng hỏa.
Sau đây là công dụng của thành phần Cúc Hàm Hương có trong Bách Thông dưỡng sinh trà:
1. Tác dụng chống tác nhân gây bệnh. Cúc Hàm Hương có tác dụng ức chế nhất định đối với Staphylococcus aureus, B-thrombolytic Streptococcus, và trực khuẩn thương hàn in vitro, dịch chiết nước của nó cũng có tác dụng ức chế một số loại nấm gây bệnh da thông thường. Nồng độ cao cũng có tác dụng kháng vi rút và kháng vi rút trong ống nghiệm.
2. Tăng cường sức đề kháng của mao mạch. Chiết xuất từ hoa cúc được tiêm vào khoang màng bụng của chuột có thể làm cho màu xanh trypan cục bộ của việc tiêm histamine trong da ít khuếch tán hơn, cho thấy rằng nó có thể ức chế tính thẩm thấu của mao mạch và có tác dụng chống viêm.
3. Có tác dụng hạ sốt. Tác dụng ức chế mạnh đối với Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella flexneri ...
4. Ảnh hưởng đặc biệt đáng kể đến hệ thống tim mạch. Nó có thể mở rộng đáng kể các động mạch vành và tăng cường lưu lượng mạch vành. Sản phẩm này có tác dụng điều trị tốt các bệnh lão khoa như bệnh mạch vành, cao huyết áp và tăng mỡ máu, từ đó có vai trò chữa khỏi bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc điều trị các bệnh thông thường của người cao tuổi.
Theo sách Vương Tử Kiều, dùng cúc hoa lâu ngày còn giúp tăng tuổi thọ. Cúc hoa chọn hái mầm non vào ngày Dần tháng 3 gọi là "Ngọc anh". Chọn lá vào ngày Dần tháng 6 gọi là "Dung thành", chọn hoa vào ngày Dần tháng 9 gọi là "Kim tinh".
Cách bào chế Cúc hoa để có công dụng tốt nhất cũng là một nghệ thuật: Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn. Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.
Trong tiết trời Đông, thưởng thức cốc Bách Thông Dưỡng Sinh Trà nóng hổi, thơm dịu ngọt, vị trà thanh mát với đầy đủ thành phần Câu kỷ tử, Cam thảo, Hồng hoa, Táo đỏ, Long nhãn, Hoàng kỳ, Trần bì, Cúc hoa, Kim ngân hoa như có cảm giác ôm trọn báu vật của thiên nhiên trong lòng bàn tay.

Trần Bì - Vị thuốc quý nên có trong nhà
1.Trần Bì: (Pericarpium Citri reticulatae perenne) + Tên khác: Quất bì, Quảng trần bì, Tần hội bì, Vỏ quýt. + Cây thuốc: Trần bì là vỏ quýt, một loại cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt. Dùng vỏ quả và lá; vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì. + Dược liệu: Vị thuốc Trần bì là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt). Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 – 0,15 cm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay. + Phân bố: Có ở nhiều tỉnh của Trung Quốc và Việt Nam (Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Thái Nguyên). + Xuất xứ: Trung Quốc. + Bộ phận dùng: Vỏ quả chín khô. 2. Thu hái - sơ chế: Thu hái quả tháng 11-1 năm sau. 3. Bào chế - bảo quản: Bào chế: + Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muới, sao qua để dùng [trị ho] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm. 4. Thành phần: + Limonene, b-Myrcene, Piene, a-Terpinene, a-Thujene, Sabinene, Octanal, a-Phellandrene, p-Cymene, a-Ocimene, g-Terpinene, Terpinolene, Linalool, 3,7-Dimenthyl-7-Octenal, 4-Terpineol, a-Terpineol, Decanal, Citronellol, 4-1, 1-Dimenthylrthyl-Benzenemethanol, Perillaldehyde, Carvacrol, a-Farnesene, Benzyl alcohol, Nerol, Octanol, Thymol, Citronella, Sabinene hydrate (lưu Văn Tù, Trung Dược Tài 1991, 14 (3): 33). + Sistosterol, Limonin, Ferulic acid, 5, 5’-Oxydimethylene-bis (2-Furaldehyde) (Iimuma M và cộng sự, Chem Phar Bull 1980, 28 (3): 717). + Hesperidin, Neohesperidin, Citromitin (Chaliha B R và cộng sự C A, 1967, 66: 5534e). 5. Tính vị - quy kinh: Tính vị: + Vị cay, tính ôn (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục). + Vị cay đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Tỳ, Đại trường (Bản Thảo Cầu Chân). + Vào kinh Tỳ, Phế, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). 6. Tác dụng - chủ trị: Tác dụng dược lý: + Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học). + Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm gĩan phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chặn được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 - 250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươi và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học). + Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học). Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Tác dụng: + Hành thủ thái âm, túc thái âm kinh (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh...
24/04/2025
Đọc thêm »
Hồng Hoa Tây Tạng – thuốc quý của chị em
Hồng hoa còn gọi hoa cây rum, nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống và sức khỏe con người. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Hồng hoa có carthamin và sắc tố màu: Safflor yellow (safflomin), polysacharit và một số chất khác. Tác dụng làm hạ huyết áp và mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm. Theo Đông y, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào Tâm và Can. Công dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Trị ứ huyết, tích huyết gây đau như đau quặn bụng, đau tức ngực, thống kinh, bế kinh, kinh huyết rỉ rả dài ngày không cầm. Ngoài ra còn là thuốc trị chấn thương đụng giập, sưng nề, bầm huyết (tụ máu) xuất huyết. Liều dùng 3 - 10g/ngày; có thể nấu hoặc sắc. Bài thuốc có hồng hoa Hoạt huyết thông kinh., trị đau bụng kinh, huyết hôi sau đẻ Bài 1: Hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống, trước khi thấy kinh. Trị đau bụng kinh. Bài 2: Hồng hoa 4g, ích mẫu thảo 20g, sơn tra 20g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống. Trị sau khi đẻ huyết hôi không ra hết. Trừ ứ dùng khi bị đánh, ngã chấn thương; sưng đỏ đau Bài 1: Hồng hoa 12g, đào nhân 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, đại hoàng 8g. Dùng rượu loãng sắc uống. Bài 2: Hồng hoa 250g, đào nhân 250g, quy vĩ 250g, chi tử 500g. Nghiền chung thành bột mịn; thêm bột mì quấy hồ với giấm, đắp lên vết thương. Hoạt huyết dùng khi nốt sởi khó mọc, nhọt độc sưng Gồm: Đương quy 8g, hồng hoa 12g, tử thảo 12g, lá đại thanh 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, cát căn 12g. Sắc uống. Trị sởi có nốt tạp không vỡ. Dược thiện có hồng hoa Dùng khi va chạm sưng đau gồm: Hồng hoa 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20 - 30ml. Ngày 2 - 3 lần. Trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh: Hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g. Các vị ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 - 30 phút. Dùng cho chị em kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ: Gạo nếp 100g, hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo. Khi chín cho thuốc vào, nấu vừa ăn. Ăn khi đói. Trị kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm màu, có huyết khối. Kèm theo đau trướng tức vùng tiểu khung và vùng bụng ngực, liên sườn, đau vú: Hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi chín cho nước thuốc vào, nấu vừa ăn. Ngày ăn 1 lần khi đói. Ăn trước kỳ kinh. Dùng cho người huyết hư thiếu máu: Hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, nấu chín, vớt bỏ gói bã thuốc, thêm muối và chút gia vị. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 10 ngày. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt nhiều quá không được dùng hồng hoa. Quý khách vui lòng chuyển sang mục "SẢN PHẨM" để mua hàng BS. Phương Thảo Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
24/04/2025
Đọc thêm »
Dùng tam thất thế nào cho đúng?
Cây tam thất [Panax notogíneng (Burk.) F.H.Chen], họ nhân sâm (Araliaceae). Theo Y học cổ truyền, rễ củ tam thất có vị ngọt, đắng, tính ấm vào kinh can, vị; hoa tam thất có vị ngọt, tính mát quy kinh can. Rễ củ tam thất được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 độ C đến 70 độ C, tán thành bột mịn. Nụ hoa tam thất phơi khô hoặc sấy khô khi sử dụng. 1. Tác dụng, cách dùng tam thất Củ tam thất. Tác dụng - chỉ định: Rễ củ tam thất có tác dụng tán ứ, chỉ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Điều trị các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói. Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, bình can, giáng áp. Điều trị tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai và viêm họng cấp. Cách dùng - liều dùng: Tam thất củ ngày dùng từ 3-9g dưới dạng thuốc bột, mỗi lần uống từ 1-3g. Ngày uống 3 lần với nước ấm. Hoa tam thất có thể sắc nước uống hoặc hãm như trà. Hoa tam thất. - Các loại xuất huyết như ho ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: Dùng độc vị tam thất bột hòa uống; cũng có thể phối hợp với hoa nhuỵ thạch và huyết dư thán để tăng cường tác dụng hoạt huyết cầm máu. - Sưng nề và ứ huyết do chấn thương: Thường dùng tam thất phối hợp với đương quy, tô mộc, xuyên khung, xích thược. - Xuất huyết đường tiêu hóa trên hay gặp trong xuất huyết dạ dày, viêm loét hành tá tràng chảy máu dùng độc vị tam thất bột mỗi lần uống 1,5g, ngày 3 lần với nước ấm. - Sau đẻ máu ra nhiều hoặc đi ngoài ra máu trong bệnh lỵ dùng tam thất bột 4g uống với nước cơm. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai. 2. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của tam thất Bột tam thất. Theo một số tài liệu, tam thất có tác dụng hưng phấn thần kinh, tăng thể lực và chống mệt mỏi. Tác dụng này tương tự nhân sâm, nhưng tam thất lại có cả tác dụng ức chế trung khu thần kinh giúp trấn tĩnh, thúc ngủ. Tam thất giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và virus, chống sưng nề, giảm đau. Tam thất được dùng trong các trường hợp tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng nề, đau nhức, viêm loét dạ dày-tá tràng. Ngoài ra, tam thất còn được dùng điều trị hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và làm chóng lành vết thương trước và sau phẫu thuật, dùng cho những người kém trí nhớ, ăn uống kém. Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú) thu được kết quả rất đáng khích lệ. PGS.TS. Trần Thị Thu Vân Phụ trách Bộ môn Phương tễ- Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống 23-08-2021 9:40 AM | Vị thuốc quanh ta
24/04/2025
Đọc thêm »
Ba kích - Giới nào cũng quý
Ba kích còn có tên ba kích thiên, dây ruột gà, liên châu ba kích,… Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích thiên (Morinda officinalis How., họ Cà phê (Rubiaceae). Khi sử dụng, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua. Ba kích có nhiều ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây…),… Về thành phần hoạt chất, ba kích có antraglucosid, các iridoid glucosid, các sterol, lacton, một số chất vô cơ; ngoài ra có đường, nhựa, acid hữu cơ, tinh dầu. Hoạt chất ba kích có tác dụng tăng lực, chống độc, chống viêm và làm hạ huyết áp. Theo Đông y, ba kích vị cay ngọt, tính ôn; vào kinh can thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng tốt cho nam giới liệt dương di tinh, người đau bụng do hư hàn lãnh thống, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện không kìm lần (di niệu bất cấm), phong hàn thấp tý . Liều dùng: 12 - 20g. Sau đây là một số bài thuốc có ba kích được dùng trên lâm sàng. Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, nam giới xuất tinh sớm, phụ nữ dương hư không có thai. Bài 1 - Hoàn Ba kích thiên: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g ,thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị thận hư, đau lưng, hoạt tinh. Bài 2: ba kích 12g, đảng sâm 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, sơn dược 24g, thần khúc 12g. Tất cả tán bột, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Trị nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, nữ giới dương hư không có thai. Ba kích tác dụng ôn thận tráng dương, dùng cho người thận hư liệt dương, nam giới xuất tinh sớm, phụ nữ dương hư không có thai. Bài 3: Ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù 12g, kim anh 12g. Sắc uống. Trị thận hư, di tinh, nam giới liệt dương. Tráng cốt khởi uỷ (khoẻ xương hết mềm nhũn): Dùng cho người gân cốt mềm yếu, lưng và đầu gối đau buốt. Bài 1 - Hoàn kim cương: ba kích 50g, tỳ giải 50g, nhục thung dung 50g, đỗ trọng 50g, thỏ ty tử 50g, lộc thai 1 bộ. Tất cả tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Bài 2 - Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất sống 30g. Hai vị thuốc ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 ngày là đươc, bỏ bã. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml, uống với nước nóng. Không được uống say. Dùng tốt cho nam giới liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân. Bài 3 - Rượu dương hoắc huyết đằng ba kích: dâm dương hoắc 40 - 60g, kê huyết đằng 40 - 60g, ba kích 40 - 60g, đường phèn 30g. Các vị thuốc ngâm với 750ml rượu trắng trong 7 ngày. Mỗi lần dùng 20 - 30ml, ngày 2 lần. Bài này rất tốt cho người bị thận hư, phong thấp (biểu hiện đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối). Bài thuốc kiêng bỏ rượu: ba kích 15g, đại hoàng (chế với rượu) 30g. Ba kích thái lát, sao với gạo nếp cho đến khi gạo cháy đen, bỏ gạo cháy, lấy ba kích tán thành bột mịn, trộn với bột mịn đại hoàng (hoặc tán cả hai thứ cùng lúc). Mỗi lần lấy 3g bột uống với nước đường hoặc mật ong. Ngày dùng 1 lần. Dùng bài này rất tốt cho người muốn kiêng, bỏ rượu. Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết đều không được dùng. Quý khách vui lòng chuyển sang mục Sản Phẩm để mua hàng TS. Nguyễn Đức Quang Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống 16-06-2021 7:37 PM | Thầy giỏi - thuốc hay
24/04/2025
Đọc thêm »
Cam Thảo - Vị thuốc hay trị nhiều bệnh
1. Cam Thảo: (Radix Glycyrrhizae) + Tên khác: Bắc cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão. + Cây thuốc: Cam thảo là một cây sống lâu năm thân, cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. + Dược liệu: Vị thuốc Cam thảo là rễ hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. + Phân bố: Hiện nay ở Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc Trung Quốc đều có xản xuất nhiều và chất lượng tốt hơn cả, nhất là Dân Cần, Khánh Dương, Trấn Nguyên tỉnh Cam Túc, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Dương Cao, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, Bắc Tiêu, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, chuyên khu Bạch Thành tỉnh Cát Lâm, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, chuyên khu Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc và ở Thanh Hải, Tân Cương sản xuất rất nhiều (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam. + Xuất xứ: Trung Quốc. + Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo. 2. Thu hái - sơ chế: + Ở những cây đã được 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Rễ to nhỏ đều dùng được. Sau khi thu hoạch, làm sạch đất cát, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn. 3. Bào chế - bảo quản: Bào chế: + Sinh thảo: Rửa sạch nhanh đồ mềm, xắt thành lát mỏng 2mm, khi còn nóng nếu không kịp xắt thì nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm cho dễ xắt, rồi sấy hoặc phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). + Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi tẩm mật ong ( cứ 1kg Cam thảo phiến thì dùng 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàng cho thơm. Hoặc nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm cuộn vài lần giấy bản nhúng qua nước sôi cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi thì bỏ giấy, xắt lát mỏng (Trung Dược Đại Từ Điển) + Bột cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài xắt miếng tròn sấy khô tán thành bột mịn. + Khi dùng Cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đến giờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, giã nát để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) hoặc xắt lát lấy sữa tẩm rồi sao giòn, đỏ, vàng mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). + Chích Cam thảo đều dùng nước chảy dòng sông sao tẩm đến khi nóng vàng, khử đỏ đi là được hoặc dùng nước tương sao nóng, không có sữa tô để sao thì chưng với rượu (Trung Dược Đại Từ Điển). + Theo kinh nghiệm bào chế của Trung Quốc ngày xưa có 3 cách thức: 1. Phấn cam thảo: Cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ 1 giờ, ủ độ 12 giờ, xắc mỏng chừng 2 ly. Phơi khô. 2. Lão cam thảo: Ngâm nước độ 4 giờ (mùa đông 8 giờ) ủ kín cho mềm xắt mỏng phơi khô. 3. Chích cam thảo: Rửa qua ủ mềm, xắt mỏng lấy mật ong cho thêm một phần nước sôi tẩm vào Cam thảo vớt ra một lúc sao vàng không dính tay là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín gió. 4. Thành phần: + Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học). + Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid (Lâu Chi Sầm, Dược Học Học Báo 1954, 2: 121). + Uralsaponin (Trương Như [, Dược Học Học Báo 1986, 21)7): 510). + Licorice-Saponin...
24/04/2025
Đọc thêm »
Thuốc và món ăn từ câu kỷ tử
Cây củ khởi cho 2 vị thuốc là câu kỷ tử và địa cốt bì. Câu kỷ tử là quả chín sấy khô; địa cốt bì là vỏ rễ phơi hay sấy khô. Trong 100g quả chứa 3,1g protein, 1,9g lipid, 9,1g carbohydrat, 1,6g chất xơ; tinh dầu, sesquiterpen cùng các ester, các acid béo. Trong hạt chứa các chất sterol (gramisterol, citrostadiennol, lophenol, obtusifoliol...). Vỏ rễ chứa alcaloid (Kukoamin), õ-sitosterol và nhiều chất khác Theo Đông y, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận. Địa cốt bì vị ngọt, tính hàn; vào phế, can và thận. Câu kỷ tử có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Trị các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, đái tháo đường, viêm gan mạn, vô sinh... Địa cốt bì có tác dụng lương huyết, thanh phế, giáng hỏa. Trị hư lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, ho hen, nôn ra máu, tiểu ra máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, mụn nhọt... Ngày dùng 6 - 15g. Kỷ tử (quả khô của cây câu kỷ) trị đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, giảm thị lực… Câu kỷ tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Hoàn câu kỷ: câu kỷ tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng. Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt. Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Bài 1 - Kỷ cúc địa hoàng hoàn: câu kỷ tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Các vị nghiền bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, hoa mắt, đau mắt khô rát. Bài 2 - Rượu câu kỷ: câu kỷ tử ngâm trong rượu 5 - 7 ngày, chắt ra. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, làm đẹp da... Món ăn thuốc có câu kỷ tử Chim câu hầm hoàng kỳ kỷ tử: kỷ tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho người sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung. Cháo kỷ tử: kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn, thêm đường. Dùng tốt cho người đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu ù tai hoa mắt chóng mặt. Cháo thận dê lá khởi: lá củ khởi 500g, thận dê 2 đôi, thịt dê 250g, gạo tẻ 250g, hành 5 củ. Thận dê và thịt dê làm sạch thái lát, lá củ khởi dùng vải xô gói lại. Tất cả cho trong nồi, đổ nước nấu cháo, cháo chín nhừ, thêm gia vị chia ăn trong ngày, ăn nóng. Thích hợp với người thận hư suy giảm tính dục, di tinh liệt dương, đau bại vùng thắt lưng, đau mỏi đầu gối. Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột miến dong 100g. Các dược liệu sắc lấy nước, nấu hồ cháo với bột miến dong. Dùng tốt cho người đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt. Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: kỷ tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 - 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Trị suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm. Kiêng kỵ: Người đang thực nhiệt (nhiễm khuẩn, viêm tấy), bị đàm thấp, tiêu chảy không dùng. BS. Tiểu Lan Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống 20-05-2019 6:25 AM | Thầy giỏi - Thuốc hay
24/04/2025
Đọc thêm »
Uống dưỡng sinh trà - Kéo dài tuổi thọ
Khởi đầu ngày mới bằng một cốc trà dưỡng sinh sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng sống mỗi ngày. Khoa học đã chứng minh, trong trà có những thành phần giúp tinh thần người uống được thoải mái, dễ chịu hơn. Vì thế, nếu trong cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, chỉ cần uống một tách trà nóng, chắc chắn rằng mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn. Chưa kể đến, nếu biết chọn đúng loại trà và uống trà dưỡng sinh đúng cách sẽ mang lại những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Bách Thông dưỡng sinh trà là một thức uống ngon khó cưỡng, khi nhấp một ngụm trà, vị thanh ngọt vấn vương trên đầu lưỡi, hương thơm dịu ngọt của các loại thảo dược phả ra trong từng hơi thở. Cùng với các thành phần trong Bách Thông dưỡng sinh trà được kết hợp một cách hoàn hảo về tỉ lệ gồm: Cúc Hàm Hương, Cam thảo, Long nhãn, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Hoàng kỳ, Táo đỏ, Trần bì, thành phần Câu kỷ tử còn có tác dụng tư âm dưỡng thận, giải độc dưỡng nhan. Người xưa có câu: "Trẻ không dưỡng sinh, già dưỡng bác sĩ". Dưỡng sinh chính là khái niệm sinh hoạt lành mạnh giúp bạn nâng cao thể chất, phòng ngừa bệnh tật để có được sức khỏe dồi dào, tận hưởng niềm vui cuộc sống! Kỷ tử vốn là một vị thuốc quý nổi tiếng và là sản phẩm có tác dụng bồi bổ mà ngày nay mọi người đều có thể mua để sử dụng một cách rất phổ biến. Trong cuốn "Bản thảo cương mục" có ghi: dùng trong thời gian dài có tác dụng cường gân cốt, chống lão hóa, giúp cơ thể nâng khả năng chịu lạnh, bồi bổ tinh khí, có tác dụng làm đẹp, làm trắng da, sắng mắt, an thần, giúp kéo dài tuổi thọ. Vì vậy có thể nói Kỷ tử là bảo bối trường thọ! Trong sách cổ "Thần nông bản thảo kinh" cũng đã nhắc đến dùng Câu kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng bổ thận kiện tì, kéo dài tuổi thọ, ích tinh sáng mắt, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường. Ngoài ra Câu kỷ tử còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm đường máu, thúc đẩy tái sinh tế bào gan, dưỡng nhan, làm đẹp da rất rõ rệt. - Tác dụng phòng tránh bệnh tiểu đường: Câu kỷ tử có tác dụng làm giảm đường máu, hoạt hóa huyết quản, giảm Cholesterol, Triglyceride máu vì vậy có tác dụng rất tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường. Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hại, khôn lường: gây tắc tĩnh mạch võng mạc mắt, làm cho suy giảm thị lực, gây mờ mắt; làm cho tắc tĩnh mạch tứ chi, gây ra hậu quả hoại tử các ngón chân tay, dẫn đến phải tháo khớp chân, tay; gây suy thận.... Theo tài liệu trong cuốn Cây thuốc và vị thuốc của Gs Đỗ Tất Lợi, sử dụng Câu kỷ tử hàng ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nói trên. Chất lượng sống của bệnh nhân tiểu đường được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, sử dụng Câu kỷ tử hãm nước sôi hàng ngày giúp làm giảm tình trạng háo khát của bệnh nhân tiểu đường 1 cách hiệu quả. - Tác dụng làm giảm nếp nhăn: Câu kỷ tử có tác dụng chống lão hóa rất tốt, thường xuyên hãm Câu kỷ tử với nước uống có thể đẩy lùi lão hóa, cải thiện nếp nhăn trên da. Câu kỷ tử giàu vitamin E, đường, nhiều loại axit amin là các thành phần chống ôxi hóa giúp chống lão hóa. Tác dụng bảo vệ gan: Câu kỷ tử do thành phần có nhiều hàm lượng đường tự nhiên nên rất có tác dụng đối với gan, có khả năng làm giảm ALT huyết thanh, thúc đẩy phục hồi các tổn thương gan, giúp phục hồi chức năng gan và bảo vệ gan. Kỷ tử tốt như thế, và bạn đã thật sự biết cách sử dụng Kỷ tử chưa? Y học cổ truyền phương Đông đã nhận biết công năng và sử dụng trà làm thuốc chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ từ rất sớm. Theo thời gian, cổ nhân còn nghĩ ra cách cho thêm vào ấm trà một số vị thuốc, hoặc chỉ mượn phương thức pha và uống mà dùng thuốc thay trà để bồi bổ cơ thể, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, từ đó hình thành loại hình dùng thuốc đặc biệt: trà dược dưỡng sinh trường thọ. Ngoài...
24/04/2025
Đọc thêm »